Liên thông tài khoản thanh toán, thúc đẩy Mobile Money

ĐÌNH TRƯỜNG |

Gần 660.000 khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Con số mới chỉ là bước đầu trong giai đoạn thí điểm của một dịch vụ “sinh sau đẻ muộn”. Các nhà mạng cho rằng, cần thêm những giải pháp quyết liệt để thúc đẩy thói quen sử dụng dịch vụ này. 

Đã có 1,1 triệu người sử dụng

Mới đây theo thông tin Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 1,1 triệu người sử dụng Mobile Money; trong đó, gần 660.000 khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ).

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước thống kê, tính đến hết tháng 3, cả nước có 3.000 điểm kinh doanh Mobile Money. Khoảng 900 điểm nằm ở những khu vực gặp khó khăn về hạ tầng, địa lý, tương đương 30%.

Bên cạnh đó, cả nước còn có hơn 12.800 điểm chấp nhận thanh toán Mobile Money, bao gồm cả các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giáo dục. Tổng giá trị giao dịch trong suốt thời gian thí điểm của 3 nhà mạng vượt 370 tỉ đồng, tổng số lượng giao dịch đạt 8,5 triệu đơn vị.

Trên thực tế, con số 1,1 triệu người sử dụng nêu trên vẫn còn quá ít so với tiềm năng. Trước đó, vào đầu năm 2022, Cục Viễn thông đã đặt ra mục tiêu 100% người sử dụng điện thoại di động có tài khoản Mobile Money trong năm nay. Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2021 có khoảng 123,76 triệu thuê bao, con số của Mobile Money cho thấy “thế khó” của dịch vụ “sinh sau đẻ muộn” này. Một số vấn đề của Mobile Money đã được các nhà mạng nêu ra gần đây.

Ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - cho biết, một số nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như hạn mức thanh toán, hiện có khoảng 40-50% khách hàng tiếp cận dịch vụ Mobile Money là ở đô thị nên hạn mức 10 triệu đồng/tháng để một hộ gia đình thanh toán các dịch vụ điện, nước... là quá thấp.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện VNPT nói: “Hạn mức hiện nay là 10 triệu đồng trong tháng. Tuy nhiên, nếu người dân có nhiều khoản chi như nộp tiền điện, sinh hoạt, thì sẽ là thấp. Chúng tôi rất mong trong thời gian tới các cơ quan quản lý có thể cho phép để nâng hạn mức dùng Mobile Money”.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, điều kiện để mở tài khoản Mobile Money đang quá chặt chẽ khi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu KYC (định danh khách hàng điện tử) chính xác, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động và số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money.

Cơ quan chức năng cũng nhận thấy, trong quá trình triển khai của các nhà mạng, Mobile Money là một dịch vụ mới, đang ở giai đoạn thí điểm, cần có thời gian quảng bá, tiếp cận nhiều hơn tới các đối tượng khách hàng.

Sớm liên thông với tài khoản ngân hàng 

Một trong các biện pháp để thúc đẩy dịch vụ Mobile Monye gần đây, theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, nhiều khả năng trong quý III/2022, NAPAS sẽ thực hiện xong việc kết nối liên thông giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản Mobile Money với nhà mạng đầu tiên. Các nhà mạng cũng có thêm đề xuất cần sớm liên thông tài khoản Mobile Money giữa các nhà mạng với nhau để đẩy mạnh dịch vụ này.

Bên cạnh đó, để tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, các doanh nghiệp viễn thông đã kiến nghị cần có các giải pháp nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Cụ thể, Viettel đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Bộ Công An cho phép Viettel được kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công An để chuẩn hóa thông tin thuê bao và phục vụ phát triển Mobile Money.

Việc kết nối trực tiếp giúp cho doanh nghiệp xác thực và định danh khách hàng, những thuê bao đã được doanh nghiệp viễn thông thực hiện đối chiếu và xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được phép đăng ký tài khoản Mobile Money một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Ngoài ra, VNPT kiến nghị do chi phí đầu tư hệ thống cáp quang tới các địa điểm vùng sâu vùng xa rất cao, cơ quan có thẩm quyền xem xét việc miễn phí kéo cáp quang trên hệ thống cột điện lực của EVN để chung tay hoàn thành mục tiêu phủ sóng di động và hạ tầng cáp quang băng rộng tới các xã, thôn/bản hiện chưa được cung cấp dịch vụ viễn thông.

Theo đó, việc phủ sóng di động và hạ tầng tới các xã, thôn/ bản cũng là một trong những điều kiện cho việc thúc đẩy, tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Hội thảo: Đẩy mạnh phát triển Mobile Money ở Việt Nam

BÁO LAO ĐỘNG |

Thực hiện theo Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, các nhà mạng viễn thông như VinaPhone - VNPT, Viettel, MobiFone được thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money. Sau thời gian đầu thực hiện thí điểm, rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm và phá bỏ các rào cản hạn chế để Mobile Money có thể dễ dàng tiếp cận được với người dân. Đó là lý do báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo: Đẩy mạnh phát triển Mobile Money ở Việt Nam.

Mobile Money - cú hích tới tăng trưởng thanh toán điện tử và chuyển đổi số

Nhóm PV |

Sáng ngày 11.5.2022, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam" tổ chức ngày 11.5

Nhóm PV |

Vào 9:00 sáng ngày 11.5.2022, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Viễn thông của Bộ Thông tin truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

3 tháng triển khai, vì sao Mobile Money vẫn “ỳ ạch”?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Phát triển thị trường ngách, tập trung vào đối tượng không có tài khoản ngân hàng, với đặc thù địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ là lối đi mà Mobile Money hướng tới. Điều này có thể sẽ tạo nên sự khác biệt so với các dịch vụ thanh toán hiện nay.

Vì sao Mobile Money chưa thể bứt phá?

THU HƯỜNG |

Sau khoảng 2 tháng thí điểm, Mobile Money hiện mới có số lượng người dùng khoảng 580.000 thuê bao. Con số này là thấp so với trên 123 triệu thuê bao di động đang hoạt động tại Việt Nam.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Hội thảo: Đẩy mạnh phát triển Mobile Money ở Việt Nam

BÁO LAO ĐỘNG |

Thực hiện theo Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, các nhà mạng viễn thông như VinaPhone - VNPT, Viettel, MobiFone được thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money. Sau thời gian đầu thực hiện thí điểm, rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm và phá bỏ các rào cản hạn chế để Mobile Money có thể dễ dàng tiếp cận được với người dân. Đó là lý do báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo: Đẩy mạnh phát triển Mobile Money ở Việt Nam.

Mobile Money - cú hích tới tăng trưởng thanh toán điện tử và chuyển đổi số

Nhóm PV |

Sáng ngày 11.5.2022, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

Hội thảo "Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam" tổ chức ngày 11.5

Nhóm PV |

Vào 9:00 sáng ngày 11.5.2022, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Viễn thông của Bộ Thông tin truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

3 tháng triển khai, vì sao Mobile Money vẫn “ỳ ạch”?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Phát triển thị trường ngách, tập trung vào đối tượng không có tài khoản ngân hàng, với đặc thù địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ là lối đi mà Mobile Money hướng tới. Điều này có thể sẽ tạo nên sự khác biệt so với các dịch vụ thanh toán hiện nay.

Vì sao Mobile Money chưa thể bứt phá?

THU HƯỜNG |

Sau khoảng 2 tháng thí điểm, Mobile Money hiện mới có số lượng người dùng khoảng 580.000 thuê bao. Con số này là thấp so với trên 123 triệu thuê bao di động đang hoạt động tại Việt Nam.