Lao động tự do cũng cần được hỗ trợ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

Vũ Long |

Đại dịch COVID-19 hiện đang có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm và thu nhập của nhóm lao động có việc làm và thu nhập bấp bênh như: Người giúp việc gia đình, bán hàng rong, buôn bán nhỏ không có giấy phép kinh doanh, lái xe ôm, xe taxi, bốc vác, giúp việc tại các cơ sở dịch vụ...

Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Để đồng hành với Chính phủ Việt Nam, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, Mnet và tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã tiến hành đánh giá nhanh các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19 là những lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt là người lao động di cư.

Đánh giá nhanh của Mnet và tổ chức Oxfam được thực hiện trong nửa cuối tháng 3.2020, với sự tham gia của khoảng 2.000 người lao động tự do và lao động di cư làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, cho thấy đại dịch COVID-19 hiện đang có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm và thu nhập.

Đối tượng là lao động làm nghề thu gom rác, giúp việc gia đình, bán hàng rong, buôn bán nhỏ không có giấy phép kinh doanh, lái xe ôm, xe taxi, nghề bốc vác xe đẩy tại các chợ đầu mối và người giúp việc tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh ngành dịch vụ.

Người lái xe “ôm“, xe taxi là đối tượng dễ bị tổn thương do COVID-19. Ảnh: Kh.V
Người lái xe “ôm“, xe taxi là đối tượng dễ bị tổn thương do COVID-19. Ảnh: Kh.V

Chị  Nguyễn Thị Thanh - thành viên CLB tự lực phường Phúc Xá (Hà Nội), cho biết:

“Từ khi có dịch, việc bán hàng ở các vỉa hè bị hạn chế và đến nay là dừng hẳn để phòng lây nhiễm bệnh. Tôi cũng hiểu đây là biện pháp hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Tuy nhiên, do chi tiêu của tôi và gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào việc bán hàng hàng ngày, bây giờ không đi bán hàng, không có ai thuê làm việc nên tôi đang phải cầm cự cho các chi tiêu ăn uống, sinh hoạt tối thiểu hàng ngày”.

Một số lớn người lái xe ôm, taxi trong tình trạng vay nợ để mua phương tiện kinh doanh hiện đang mất việc làm, mất khả năng trả nợ, nguy cơ rơi vào đói nghèo là rất cao.

Một số lao động di cư do không có việc làm đã kịp thời về quê, nhưng còn khoảng trên 50% lao động vẫn đang ở tại Hà Nội, nhưng không có việc làm và thu nhập. Trong khi đó, đa số họ vẫn phải chi trả các chi phí hàng tháng như nhà ở, điện nước, và không có sự hỗ trợ từ gia đình ở quê. Họ đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Giải pháp hỗ trợ nhóm lao động có thu nhập thấp

Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt là lao động di cư, không được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, do đa phần họ không có hợp đồng lao động; không có bảo hiểm xã hội, cơ hội việc làm.

Thu nhập của các nhóm này rất bấp bênh và thường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cú sốc.

Kết quả khảo sát nhanh ghi nhận hầu hết nhóm lao động này hiện nay bị giảm hoặc mất việc làm, mất và giảm sút nghiêm trọng thu nhập.

Người bán hàng rong cũng bị mất thu nhập do COVID-19. Ảnh: Kh.V
Người bán hàng rong cũng bị mất thu nhập do COVID-19. Ảnh: Kh.V
Theo bản đánh giá Mnet và tổ chức Oxfam, để không ai bị bỏ lại phía sau, ngoài việc cung cấp thông tin, kiến thức hướng dẫn cách thức bảo vệ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh dựa trên đặc thù môi trường làm việc của từng nhóm lao động tự do và lao động di cư, cơ quan quản lý nên có giải pháp để đảm bảo người lao động tự do, lao động di cư ở khu vực phi chính thức như đã nêu trên là nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp từ gói an sinh xã hội.

Nguồn ngân sách hỗ trợ cho các nhóm người lao động di cư bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nêu trên được tính toán và chi trả từ nguồn ngân sách địa phương, nơi người lao động di cư đang làm việc.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Không được phép bán hàng rong ở những địa điểm nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email quanghax@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Hiện nay, tôi thấy rất nhiều người bán hàng rong xung quanh các khu di tích lịch sử và các khu du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về phạm vi địa điểm kinh doanh của các cá nhân này?

Công đoàn hỗ trợ lao động tự do kinh phí mua BHYT

P.V |

Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, LĐLĐ TP đang tập hợp danh sách những người lao động (NLĐ) làm nghề tự do như xe ôm, tổ rác dân lập, người nuôi dạy trẻ ở các cơ sở tự phát, người giúp việc… để có hướng hỗ trợ đóng BHXH, BHYT cho họ.

Ngày hội “gánh hàng rong” cho đoàn viên, công nhân lao động

N.H |

Chào mừng kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4), ngày Quốc tế lao động (1.5) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2019, BCH CĐCS Cty TNHH Golden Victory Việt Nam (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) phối hợp Cty với tổ chức Ngày hội “Gánh hàng rong” cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Không được phép bán hàng rong ở những địa điểm nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email quanghax@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Hiện nay, tôi thấy rất nhiều người bán hàng rong xung quanh các khu di tích lịch sử và các khu du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về phạm vi địa điểm kinh doanh của các cá nhân này?

Công đoàn hỗ trợ lao động tự do kinh phí mua BHYT

P.V |

Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, LĐLĐ TP đang tập hợp danh sách những người lao động (NLĐ) làm nghề tự do như xe ôm, tổ rác dân lập, người nuôi dạy trẻ ở các cơ sở tự phát, người giúp việc… để có hướng hỗ trợ đóng BHXH, BHYT cho họ.

Ngày hội “gánh hàng rong” cho đoàn viên, công nhân lao động

N.H |

Chào mừng kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4), ngày Quốc tế lao động (1.5) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2019, BCH CĐCS Cty TNHH Golden Victory Việt Nam (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) phối hợp Cty với tổ chức Ngày hội “Gánh hàng rong” cho đoàn viên, CNVCLĐ.