Dịch COVID-19:

Lao động ngành du lịch, ẩm thực trong tình cảnh lao đao

Tùng Giang - Nhiệt Băng |

Dịch COVID-19 hoành hành đã tác động tiêu cực đến nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó ngành Kinh doanh khách sạn, nhà hàng bị tác động nhiều nhất. Đã có hàng loạt khách sạn, nhà hàng do vắng khách phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng, sa thải nhân viên…

Do thua lỗ phải cắt giảm nhân viên

Ngày 1.3, phóng viên ghi nhận tại một số khu vực trong địa bàn Hà Nội, hàng loạt khách sạn, nhà hàng dịch vụ hoạt động cầm chừng, vắng khách, thậm chí đóng cửa vì dịch COVID-19. Trên một số tuyến đường tập trung nhiều nhà hàng, quán nhậu như Hoàng Quốc Việt, Lê Trọng Tấn hay Trần Thái Tông lâm vào cảnh “kín cổng cao tường”.

Chia sẻ với phóng viên, một chủ nhà hàng trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do tác động của Nghị định 100 và đặc biệt nỗi lo dính dịch COVID-19 khiến lượng khách tới quán giảm, nên nhà hàng buộc phải tạm dừng hoạt động cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát. “Kinh doanh trong thời điểm này thực sự khó khăn. Chúng tôi phải gồng mình trả lương cho nhân viên, bảo vệ và tiền thuê mặt bằng hằng tháng lên đến trăm triệu đồng. Nếu cố duy trì hoạt động thì chỉ càng thêm lỗ” - chủ nhà hàng than thở.

Tại khu vực phố cổ Hà Nội, nhiều khách sạn từ bình dân đến 5 sao đã phải treo biển giảm giá phòng xuống một nửa, thậm chí đóng cửa tạm thời vì không đủ chi phí duy trì hoạt động. Một nam nhân viên khách sạn trên phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm) cho hay, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến doanh thu của khách sạn giảm nghiêm trọng.

Vì vậy, khách sạn đang cân nhắc cho nghỉ nửa số nhân viên, đồng thời cắt giảm số ngày làm việc từ 26 xuống 16 ngày/tháng. Ngoài ra, khách sạn còn áp dụng chính sách giảm giá phòng lên đến 50%.

Theo nhân viên khách sạn trên, trước đây đối tượng khách hàng đến với khách sạn chủ yếu tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc… Nhưng, trong giai đoạn này, khách sạn ưu tiên nhận khách trong nước, nhưng nguồn khách này cũng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài, khả năng phải đóng cửa vì thậm chí cuối tuần như thứ 7, chủ nhật cũng chỉ được khoảng 4 phòng.

“Đồng nghiệp ai cũng chung cảnh vì lương bị cắt giảm từ 6 triệu đồng xuống còn 4 triệu đồng/tháng. Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy may mắn do công việc được duy trì, vì nhiều khách sạn trên con phố này đã đóng cửa” - một nữ nhân viên chia sẻ.

Không có khách đến thuê phòng, các khách sạn dồn sức giữ liên lạc chặt chẽ, liên tục với các hãng du lịch, lữ hành. Tuy nhiên, một chủ khách sạn trên phố Cầu Gỗ chia sẻ, mọi đơn vị đối tác đang tích cực tìm kiếm nguồn khách thay thế song thực sự khó khăn. Ông này cũng vừa đóng 3 khách sạn với 70 phòng. Bởi sau 2 tháng dịch COVID-19 bùng phát, ông ước tính thiệt hại khoảng 8 tỉ đồng, khiến 10 cơ sở có hơn 200 nhân viên đang trong tình cảnh lao đao.

Chị Phan Bích D - nhân viên khách sạn trên phố Hàng Bông (Hà Nội) - cho rằng, tình trạng vắng khách bắt đầu từ tháng 12, trùng thời điểm với dịch COVID-19. Và cũng từng đó thời gian, chị D bị giảm lương, cắt giờ làm. “Thời gian trước dịch, tôi nhận mức lương 7 triệu đồng/tháng. Nhưng từ tháng 12 đến nay, tôi chỉ nhận khoảng 3,5 triệu đồng khiến cuộc sống phải tối giản nhất có thể. Nhiều người tâm tư không biết nên đi hay ở. Nhưng thực tế nơi nào thời điểm này cũng khó khăn như vậy. Chúng tôi chờ đợi từng ngày qua mùa dịch” - chị D bộc bạch.

Doanh nghiệp né tránh khai báo con số thực

Theo LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, việc một số doanh nghiệp (DN) “né” khai báo con số thực người lao động (NLĐ) mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã gây khó khăn trong việc đề xuất hỗ trợ NLĐ ổn định sinh kế.

Ông Nguyễn Hòa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - nói rằng, sau khi Khánh Hòa được công bố hết dịch COVID-19, Công đoàn tỉnh Khánh Hòa sẽ đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai 2 vấn đề chính. Đó là vận động, khuyến khích các DN tùy vào tình hình ổn định kinh doanh đón khách, tiến hành tiếp nhận lại NLĐ mất việc trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thứ 2 là chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục nắm tình hình NLĐ tại DN. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 trong môi trường làm việc, không lơ là, chủ quan để đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối cho NLĐ.

Ông Hòa cho hay, trong thời gian Khánh Hòa công bố dịch COVID-19, các doanh nghiệp chủ yếu khai báo cho NLĐ nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ luân phiên do lúc ế khách, còn về số lao động thực bị cho thôi việc thì DN lại khai báo rất ít.

Nói về về thực trạng này, ông Bùi Đăng Thành - Trưởng Ban chính sách-pháp luật, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - cho biết: “Trong thời gian Khánh Hòa ảnh hưởng của dịch COVID-19, chúng tôi đã tiến hành làm việc với các DN để nắm tình hình NLĐ. Tuy nhiên, một số DN chỉ nói miệng là cắt giảm NLĐ, cho nghỉ bù, còn đề nghị cung cấp con số cụ thể thì họ lại né tránh. Có DN báo không đầy đủ, có DN không báo. Chúng tôi không biết họ giấu con số để làm gì”.

Theo đánh giá của ông Thành, các khách sạn 3 sao thì chủ sử dụng lao động khai báo, còn các khách sạn 4-5 sao lại không chịu công khai cụ thể tình hình lao động. “Chúng tôi đề nghị báo con số thực để các cơ quan, trong đó có LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa đề xuất hỗ trợ, họ lại bảo tình hình chung nó vậy” - ông Thành nói.

Theo ông Dương Thanh Phương - Giám đốc điều hành khách sạn Vesna (Nha Trang), dù vừa qua dịch bệnh, DN gặp nhiều khó khăn nhưng khách sạn không sa thải nhân viên mà chỉ là giảm công. “Nhiều người xin nghỉ không lương hay vì lý do gì thì danh sách lao động vẫn thế. Thực ra, điều mà DN lo lắng là sau khi ổn định tình hình đón khách mà NLĐ lại không muốn làm nữa, còn DN chúng tôi luôn chào đón” - ông Phương chia sẻ. Ông Phương cho rằng, dù sao đội ngũ này được đào tạo quen với công việc rồi, nên không có lý do gì phải sa thải họ, ngược lại phải tìm cách giữ chân NLĐ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Lê Văn Sơn - Giám đốc khách sạn Liberty Liberty Central Nha Trang (Khánh Hòa) - cho hay, các khách sạn né cung cấp con số thực về lao động mất việc do họ ngại đưa thông tin này lên mạng, nói khách sạn của họ không đạt được các tiêu chí... gây ảnh hưởng đến hình ảnh. “Khách sạn của tôi hiện còn được 70% khách lưu trú so với trước đây nên nhân viên vẫn làm việc bình thường. Các khách sạn khác khổ lắm. Họ còn có 10% thì chắc chắn sẽ cho nhân viên nghỉ không lương. Chúng tôi cũng đang kiến nghị cơ quan bảo hiểm hỗ trợ tiền thất nghiệp cho nhân viên nghỉ không lương để giảm bớt khó khăn cho NLĐ” - ông Sơn nói.

Tiền Giang, Long An: COVID-19 chưa ảnh hưởng đến việc làm của công nhân

Thông tin từ LĐLĐ tỉnh Tiền Giang, cuối tuần qua, cơ quan này đã tổ chức 2 đoàn công tác đến thăm, tìm hiểu tình hình của 10 doanh nghiệp vốn đầu tư Trung Quốc và Hàn Quốc có đông công nhân lao động (CNLĐ). Tại các nơi 2 đoàn công tác đến thăm, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường, chưa có nơi nào gặp khó khăn về nguyên liệu hoặc đầu ra sản phẩm làm ảnh hưởng đến việc làm của CNLĐ.

Bà Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Long An - cho biết, hàng ngày, Công đoàn các KCN tỉnh đều cập nhật tình hình CNLĐ từ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trước tình hình dịch bệnh COVID-19 để báo về LĐLĐ tỉnh. Đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải cho CNLĐ tạm ngưng việc.

Theo tìm hiểu của bà Trang, hầu hết doanh nghiệp đều trữ nguyên phụ liệu cho sản xuất thời gian dài. Một số nơi đã sớm chuyển nguồn nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc sang các nguồn khác, kể cả nguồn tại Việt Nam như đối với đồ gỗ.Kỳ Quan

Tùng Giang - Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

“Hồi sinh” du lịch Việt Nam sau đại dịch

Nam Giang |

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch là ngành chịu tác động mạnh nhất. Trong cơn khủng hoảng ấy, giải đua F1 Vietnam Grand Prix đình đám với sự đồng hành của MIKGroup được dự đoán sẽ là cú hích lớn giúp ngành du lịch Việt Nam phục hồi và bứt phá.

Kiến nghị giảm thuế thu nhập cho người lao động ngành du lịch

Gia Miêu |

Do gặp nhiều khó khăn vì tác động của dịch COVID-19, Sở Du lịch TPHCM vừa có kiến nghị giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở đánh giá thiệt hại, đồng thời, dự kiến đề xuất phương án miễn giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trước dịch COVID-19

Mai Châu |

Trước những diễn biến dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có chỉ đạo Tổng cục Du lịch khẩn trương triển khai Bộ tiêu chí Du lịch an toàn - động thái cấp thiết để bảo vệ du khách cũng như sớm phục hồi, đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trong khu vực.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

“Hồi sinh” du lịch Việt Nam sau đại dịch

Nam Giang |

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch là ngành chịu tác động mạnh nhất. Trong cơn khủng hoảng ấy, giải đua F1 Vietnam Grand Prix đình đám với sự đồng hành của MIKGroup được dự đoán sẽ là cú hích lớn giúp ngành du lịch Việt Nam phục hồi và bứt phá.

Kiến nghị giảm thuế thu nhập cho người lao động ngành du lịch

Gia Miêu |

Do gặp nhiều khó khăn vì tác động của dịch COVID-19, Sở Du lịch TPHCM vừa có kiến nghị giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở đánh giá thiệt hại, đồng thời, dự kiến đề xuất phương án miễn giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trước dịch COVID-19

Mai Châu |

Trước những diễn biến dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có chỉ đạo Tổng cục Du lịch khẩn trương triển khai Bộ tiêu chí Du lịch an toàn - động thái cấp thiết để bảo vệ du khách cũng như sớm phục hồi, đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn trong khu vực.