Lần đầu công bố kho dữ liệu khổng lồ về tiền Việt trong lịch sử

P.V |

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa nghiệm thu công trình nghiên cứu cấp Bộ “Lịch sử đồng tiền Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển” với kết quả xuất sắc nhờ tính khoa học và tính thực tiễn cao.

Dự án do Tiến sĩ Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN làm chủ nhiệm đề tài cùng đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu, sưu tầm thực hiện trong suốt 3 năm, từ 2016 đến 2019.

“Với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, thực tế đời sống đã sử dụng đồng tiền trong giao dịch rất lâu dài, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nêu được một cách đầy đủ, khoa học về quá trình hình thành và phát triển của đồng tiền Việt Nam như công trình nghiên cứu này. Do đó, hiện tại, đây là công trình độc nhất vô nhị”, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu dự án nghiên cứu Khoa học cấp Bộ, TS Phùng Khắc Kế nhận xét về dự án.

TS Đào Minh Tú, Chủ nhiệm Dự án đang bảo vệ công trình trước Hội đồng Khoa học cấp Bộ. Ảnh TL
TS Đào Minh Tú, Chủ nhiệm Dự án đang bảo vệ công trình trước Hội đồng Khoa học cấp Bộ. Ảnh TL
Đây được coi là một công trình nghiên cứu đặc sắc về văn hóa, quảng bá truyền thống văn hóa của Việt Nam cho công chúng trong và ngoài nước, qua đó họ hiểu hơn về lịch sử của Việt Nam.

Dự án công phu nhất, đầy đủ nhất từ trước tới nay về lịch sử tiền Việt

TS Đào Minh Tú cho hay, ông và đội ngũ nghiên cứu mong muốn tập hợp, hệ thống hóa tư liệu một cách khoa học, chính xác, có tính chất biện chứng duy vật lịch sử về các đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ thời vua Đinh Tiên Hoàng năm 968 đến năm 2016 phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh về tiền Việt trong Dự án do các nhà nghiên cứu thu thập, sưu tầm đưa vào công trình. Ảnh TL
Một số hình ảnh về tiền Việt trong Dự án do các nhà nghiên cứu thu thập, sưu tầm đưa vào công trình. Ảnh TL
Để có thể hình dung tổng quan nền tài chính- tiền tệ tự chủ của Việt Nam, Nhóm nghiên cứu Dự án phối hợp với các nhà khoa học, các nhà sưu tập tiền tư nhân nhằm làm rõ quá trình hình thành, tồn tại và kết thúc vai trò lịch sử trong mỗi chính thể đã từng tồn tại trong gần một nghìn năm qua của đồng tiền Việt Nam. Trong đó, các loại hình tiền Việt Nam được sắp xếp theo chất liệu và trình tự lịch sử.

Nhờ đó, công trình đã tập hợp được những bộ sưu tập hiếm quý chưa từng được công bố, nguồn thông tin khổng lồ, chính xác, kết hợp kiến thức hàn lâm, kiến thức nghiên cứu khoa học và kiến thức thực tiễn của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cũng như các nhà quản lý với sự độc lập nghiên cứu, đảm bảo không vi phạm về bản quyền và có tính kế thừa, công khai và có nguồn chính thống.

Dự án đã phân công thành 5 nhóm soạn thảo theo 5 chuyên đề do các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm tiền làm trưởng nhóm, cụ thể: Chuyên đề 1: Tiền VN qua các thời kỳ phong kiến (970-1945) do ông Mai Ngọc Phát làm trưởng nhóm;

Chuyên đề 2: Tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành (1874-1954) do ông Doãn Khắc Hùng làm trưởng nhóm;

Chuyên đề 3: Tiền Việt Nam từ năm 1951 đến 2016 do ông Nguyễn Văn Mai làm trưởng nhóm;

Chuyên đề 4: Những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa(1945-1954) do ông Huỳnh Tấn Thành làm trưởng nhóm; Chuyên đề 5: Tiền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) do ông Vũ Huy Quang làm trưởng nhóm.

Buổi lễ nghiệm thu Dự án Lịch sử Tiền Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển. Ảnh TL
Buổi lễ nghiệm thu Dự án Lịch sử Tiền Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển. Ảnh TL
Các nhóm nghiên cứu triển khai tổ chức và đi khảo sát, tiếp cận nguồn tư liệu và các bộ sưu tập tiền của các bảo tàng, các nhà sưu tầm tư nhân tại Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Huế, Quảng Ngãi để hệ thống, lập danh mục các đồng tiền; tiến hành phân loại các đồng tiền theo thời kỳ lịch sử, niên hiệu, chất liệu; Scan, dịch thuật các tư liệu nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hán) để có thêm tư liệu nghiên cứu; Làm việc với Kho lưu trữ Ngân hàng Trung ương và Trung tâm lưu trữ quốc gia để khai thác, sao chụp các văn bản liên quan đến in, phát hành tiền.

Trên cơ sở danh mục đồng tiền, các thành viên nghiên cứu, nhà sưu tầm tư nhân đã cung cấp các bộ sưu tập của mình, bao gồm cả những bộ sưu tập quý hiếm và cùng cán bộ NHNN scan, chụp ảnh, ghi chép thông tin.

Mặc dù bận công việc chuyên môn nhưng các thành viên rất nhiệt tình, trách nhiệm, tạo điều kiện cho cán bộ NHNN đến nhà riêng, hướng dẫn scan, chụp ảnh các bộ sưu tập của mình.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Dự án, song song với việc scan, chụp ảnh các đồng tiền, nhóm nghiên cứu đã đo kích thước, trọng lượng, mô tả từng đồng tiền và ghi chép lại thông tin. Trên cơ sở thông tin thu thập được, các cán bộ đã nhập dữ liệu vào máy tính, xây dựng một bộ hồ sơ khoa học cho các đồng tiền.

Mỗi đồng tiền, tờ tiền có một lý lịch riêng với 6 thông tin cơ bản như tên Tiền, Mô tả, hình ảnh, niên đại, đặc điểm hiện trạng và lai lịch và đánh mã số. Phần chữ đúc hay in được phiên âm, dịch nghĩa và chú giải.

Trên cơ sở Đề cương nghiên cứu, nguồn tư liệu, hình ảnh, thông tin về các đồng tiền đã thu thập được, các trưởng nhóm chủ động điều hành, tổ chức thành viên trong nhóm nghiên cứu theo từng mẫu tiền, từng sưu tập tiền có cùng chất liệu đồng, bạc, kẽm, nhôm, hợp kim đồng – nickel và giấy; sao chép, chụp ảnh; scan, photoshop và dập thác bản một số mẫu tiền kim loại; dịch thuật các loại chữ đúc hay in trên tiền như chữ Hán, chữ Pháp và chữ Lào để tiến hành viết đề cương và bản thảo.

Đến nay công trình đã hoàn thành dài 699 trang, với gần 4000 hình ảnh và thông tin của gần 2000 đồng tiền qua các thời kỳ, 970 phiếu tiền và vẫn tiếp tục được bổ sung.

Công phu, xác thực, đáng tin cậy và cập nhật

Ít ai biết, phía sau thành công ấy cũng từng có lúc dự án gặp nhiều khó khăn và nhóm tác giả phải ngồi lại cùng nhau để nhìn nhận, đánh giá lại cách tiếp cận đề tài, hướng đi nghiên cứu và phân chia công việc cho các tác giả.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú tiết lộ, dự án đã gặp rất nhiều trở ngại, đòi hỏi người làm khoa học phải thực sự tâm huyết, có trình độ và có thời gian cho công tác nghiên cứu, đi thực tế, điền dã, sưu tầm tài liệu và hiện vật một cách nghiêm túc của người làm học thuật.

Do đó, đội ngũ thực hiện dự án đã chấp nhận làm lại từ đầu, thực hiện 37 cuộc họp nội bộ từng nhóm và giữa các nhóm, 3 Hội thảo tại Hà Nội, 1 Hội thảo tại TP HCM, tiếp thu các ý kiến đóng góp để chỉnh sửa bản thảo từ các nhà khoa học, nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, TS Phùng Khắc Kế đánh giá cao công trình công phu, xác thực, đáng tin cậy và cập nhật của nhóm tác giả.

Ông khẳng định, các sản phẩm này không chỉ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn với ngành Ngân hàng, mà còn là nguồn tài liệu có tính giáo khoa, một công trình khoa học chính thống để làm căn cứ cho việc tìm hiểu thêm về lịch sử của đồng tiền Việt Nam đối với các nhà nghiên cứu, những người quan tâm trong và ngoài nước.

TS Phùng Khắc Kế tin tưởng, nếu công trình được xuất bản thành sách thì sẽ là một tài liệu có ích, một tài liệu nghiên cứu chính thống, làm cơ sở cho các công trình khác, phục vụ tốt cho công tác đào tạo các chuyên gia về lĩnh vực này.

TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, cho biết, ông rất ấn tượng về nguồn tư liệu thư tịch, tư liệu điền dã phong phú của dự án, đặc biệt tính xác thực của các tư liệu đó rất cao và mang tính đại diện cho từng giai đoạn lịch sử.

Công trình nghiên cứu sử dụng khái niệm, thuật ngữ mang tính lịch sử cụ thể, khách quan khoa học mang văn phong chính luận của một công trình lịch sử.

“Bố cục Dự án cân đối, phân kỳ lịch sử phù hợp, logic, nội dung phong phú, đa dạng, được phân tích sâu sắc với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, lập luận khoa học vững vàng, khách quan, kết quả nghiên cứu mới, có tính trung thực trong sử dụng tài liệu nghiên cứu và trích dẫn nguồn xuất xứ”, TS Nguyễn Đức Nhuệ bình luận.

Theo ông, nội dung đề tài có nhiều đóng góp trong quá trình hoàn thiện về lý thuyết kinh tế, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trong thời hiện tại cũng như lý thuyết về tiền tệ trong khung lý thuyết chung về kinh tế.

“Công trình cũng là cơ sở chắc chắn để các cơ quan hữu quan xây dựng Bảo tàng Tiền Việt Nam, phục vụ một cách hữu hiệu hơn nữa cho công tác nghiên cứu về hệ thống tiền tệ nước ta, cũng như quảng bá truyền thống văn hóa của Việt Nam cho công chúng trong và ngoài nước”, TS Phùng Khắc Kế nhấn mạnh.

P.V
TIN LIÊN QUAN

GPBank bất ngờ công khai tìm nhà đầu tư chiến lược

Lan Hương |

Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) bất ngờ đăng thông báo trên website với nội dung GPBank có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư.

Kinh tế 24h: Đường ống nước sông Đà rò rỉ, dân khốn khổ; Tết thiếu thịt heo

Mi Vân |

Đường ống nước sông Đà lại gặp sự cố, tạm ngừng cấp nước khu Tây Nam Hà Nội; Bộ Công Thương: Mất cân đối cung cầu, Tết thiếu khoảng 200.000 tấn thịt heo; Nhà máy nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước, uỷ ban xã "lần đầu biết”... là những tin tức nóng nhất về kinh tế 24h qua.

Tỷ giá ngoại tệ 21.11: Căng thẳng leo thang, USD giảm, giá vàng tăng

L.H |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (21.11): Giá USD chợ đen giảm nhẹ ở chiều mua vào và giữ nguyên ở chiều bán ra. Giá vàng SJC trong nước hiện đang ở mức 41,61 triệu đồng/lượng.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

GPBank bất ngờ công khai tìm nhà đầu tư chiến lược

Lan Hương |

Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) bất ngờ đăng thông báo trên website với nội dung GPBank có nhu cầu tìm kiếm các nhà đầu tư.

Kinh tế 24h: Đường ống nước sông Đà rò rỉ, dân khốn khổ; Tết thiếu thịt heo

Mi Vân |

Đường ống nước sông Đà lại gặp sự cố, tạm ngừng cấp nước khu Tây Nam Hà Nội; Bộ Công Thương: Mất cân đối cung cầu, Tết thiếu khoảng 200.000 tấn thịt heo; Nhà máy nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước, uỷ ban xã "lần đầu biết”... là những tin tức nóng nhất về kinh tế 24h qua.

Tỷ giá ngoại tệ 21.11: Căng thẳng leo thang, USD giảm, giá vàng tăng

L.H |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (21.11): Giá USD chợ đen giảm nhẹ ở chiều mua vào và giữ nguyên ở chiều bán ra. Giá vàng SJC trong nước hiện đang ở mức 41,61 triệu đồng/lượng.