Làm giàu là yêu nước

Long Vũ |

Làm giàu cho mình - tất nhiên là làm giàu chân chính - cũng chính là làm giàu cho đất nước. Để xây dựng đất nước, cần khơi dậy lòng yêu nước của các doanh nhân. Trong các chương trình gặp gỡ với doanh nhân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nhiều lần nhắc lại và nhấn mạnh hai từ "yêu nước", kêu gọi tinh thần ái quốc trong cộng đồng doanh nghiệp.

TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Lòng yêu nước thể hiện bằng sản phẩm chinh phục thế giới

 
 

Theo chuyên gia kinh tế - TS Lưu Bích Hồ: DN Việt Nam đã có một năm 2017 đầy thách thức và đáng nhớ. Kinh tế vĩ mô còn rất khó khăn, thị trường thế giới chưa hồi phục và cạnh tranh càng gay gắt do khuynh hướng bảo hộ trỗi dậy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa… Tuy nhiên, đáp lại thách thức, khắc phục khó khăn, Chính phủ đã ra tay hành động theo hướng kiến tạo, quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ rào cản, áp lực về thuế và phí, tất cả vì DN phát triển và khởi nghiệp. Vì vậy, đã có khoảng 127.000 DN mới ra đời - một con số ấn tượng chưa từng có.

Trong đó, đáng chú ý là các DN trong lĩnh vực nông nghiệp sát cánh cùng bà con nông dân, DN trong công nghiệp chế biến, du lịch dịch vụ có nhiều khởi sắc mới, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vừa vươn lên trong tiêu thụ xuất khẩu, góp phần quan trọng đạt tăng trưởng cao vượt mục tiêu đề ra. Theo TS Lưu Bích Hồ, tất cả động thái đó báo hiệu một mùa xuân mới bừng sắc. Cộng đồng DN Việt Nam vì làm giàu cho mình và cho đất nước đang vươn lên để thể hiện sức sống mới, hoài bão thoát yếu kém, tự đổi mới sáng tạo để làm cho nền kinh tế mà họ là chủ thể vượt lên trong cạnh tranh và hội nhập.

Năm 2017, Việt Nam đã thăng được 14 bậc về môi trường kinh doanh, 5 bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, 12 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo. “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, lời dạy của Bác Hồ vẫn luôn dắt dẫn cộng đồng DN chúng ta trong từng bước đường phát triển và khởi nghiệp DN, khởi nghiệp quốc gia, tiến lên phía trước vì dân giàu nước mạnh, nhà nhà yên vui, xã hội ngày càng tốt đẹp” – TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là lực lượng doanh nhân, năm 2017 khép lại với nhiều niềm hứng khởi: Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, số lượng DN mới được thành lập tăng nhanh; văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ được chú trọng đổi mới và đạt được nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện…

Những thành tích đó có sự đóng góp to lớn của các DN. Đằng sau những DN điển hình là những doanh nhân dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hơn ai hết, sau ý chí vươn lên là những tấm lòng yêu nước, quyết tâm làm giàu cho mình và cho quê hương, đất nước. Những doanh nhân thành đạt trên mặt trận kinh tế là những tấm gương sáng, là những hạt nhân nòng cốt để góp phần làm cho phong trào thi đua yêu nước ngày càng đi vào chiều sâu thực chất và đạt kết quả tốt hơn.

“Doanh nhân sẽ dấn thân với tinh thần yêu nước khi được những nhà lãnh đạo khơi dậy, và quan trọng là có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, có những cán bộ lãnh đạo làm gương về lòng yêu nước. Lòng yêu nước thể hiện bằng sản phẩm chinh phục thế giới” – TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam: Yêu nước bằng thương hiệu sản phẩm - tài sản của quốc gia

 
 

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam - cho rằng: Tháng 11.2017, hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance vừa công bố danh sách 100 quốc gia giá trị thương hiệu nhất thế giới năm 2017, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 45 trong 100 nền kinh tế, tăng 5 bậc so với năm 2016, với trị giá thương hiệu đạt 203 tỉ USD, tăng 43% so với mức định giá 141 tỉ USD năm 2016. Nhờ vậy, Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia có giá trị thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất.

Thương hiệu quốc gia đó, có thể hiểu đơn giản là “giá trị Việt Nam”, là nền tảng cho DN xây dựng uy tín thương hiệu DN hàng hóa dịch vụ mà họ cung ứng ra thị trường thế giới. Từ chỗ chưa có bóng dáng nào của thương hiệu Việt trước đây, đến nay, chúng ta đã có nhiều DN với thương hiệu mạnh vươn ra chinh phục thị trường nước ngoài như Vinamilk, Vietnam Airlines, VietinBank, VNPT, Viettel, gốm sứ Minh Long…

Nhiều thương hiệu khá nổi tiếng trên toàn cầu: Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới và vươn ra làm chủ nhiều nhà máy ở nước ngoài (Campuchia, New Zealand, Mỹ, Ba Lan…). Vietnam Airlines năm 2010 đã chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh Hàng không toàn cầu – SkyTeam, sau đó mạng đường bay mở rộng lên tới hơn 1.000 điểm đến trên toàn cầu. VietinBank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam nằm trong top 400 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới do Brand Finance công bố toàn cầu…

Việc xây dựng các thương hiệu mạnh không chỉ mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho DN thông qua việc tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, từ đó giữ được khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới. Thương hiệu không chỉ là tài sản của DN mà còn là tài sản quốc gia, thương hiệu DN, hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới sẽ gắn chặt với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ. Việt Nam càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế...

Chuyên gia kinh tế - PGS-TS Ngô Trí Long: Yêu nước là có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường

 
 

Chuyên gia kinh tế - PGS-TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, lòng yêu nước của doanh nhân Việt không chỉ thể hiện ở các sản phẩm, thương hiệu, mà bao gồm nhiều nội hàm: Trách nhiệm với cộng đồng, với người nghèo; trách nhiệm bảo vệ môi trường; giữ gìn, bảo vệ nguồn lợi tài nguyên. Như vậy, nội hàm của trách nhiệm với cộng đồng bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của DN đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của DN, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của DN.

Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, những người lãnh đạo DN thời nay phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội.

Doanh nhân Nguyễn Liên Phương - Chủ tịch LP Group: “Làm giàu dựa trên bòn rút tài nguyên, lợi ích nhóm là hại nước”

 
 

Nói đến việc làm giàu và lòng yêu nước, cần phân biệt rõ hai dạng làm giàu rất khác nhau. Làm giàu làm lợi cho đất nước là người làm giàu dựa trên sự sáng tạo ra những giá trị mới cho thị trường, cho đất nước và cao hơn nữa là cho thế giới. Vì tạo giá trị trên căn bản sáng tạo, họ có khả năng làm giàu minh bạch, tử tế.

Tiếc rằng, ở Việt Nam, dạng làm giàu này còn rất ít, số người làm giàu bằng sáng tạo ra những giá trị mới không nhiều, và đa phần đang trong quá trình “mò mẫm làm giàu” chứ chưa thực sự giàu. Thực trạng trên, lý giải vì sao thị trường nội địa và thương hiệu Việt liên tục bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, phần giá trị thuần Việt trong tỉ trọng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng nhỏ đi, hiện đã xuống dưới 30%, và Việt Nam rất hiếm thương hiệu có khả năng đi ra nước ngoài để cạnh tranh.

Trong thị trường hội nhập, thước đo của sự sáng tạo nằm ở giá trị thương hiệu hàng hóa và dịch vụ. Xét theo khía cạnh này, giá trị sáng tạo của những người làm giàu Việt Nam hiện còn rất nhỏ bé. Để đất nước ngày càng có thêm nhiều người làm giàu dựa trên sự sáng tạo, có khả năng xây dựng nên những thương hiệu Việt lớn mạnh, rất cần một thể chế kinh tế minh bạch và hiệu quả, trong đó người kinh doanh đàng hoàng tử tế được tôn vinh và tạo điều kiện tối đa để họ phát huy hơn nữa đam mê sáng tạo.

Còn sự làm giàu làm hại đất nước, là người làm giàu dựa trên việc bòn rút tài nguyên, ngân sách, lợi ích nhóm thâu tóm không minh bạch các nguồn lực của xã hội và cộng đồng, trốn tránh các nghĩa vụ với xã hội. Phần lớn người làm giàu dạng này có trình độ cao và liên kết với nhau thành “nhóm lợi ích” với nhiều mưu kế tinh vi, núp dưới các vỏ bọc hợp pháp, đúng quy trình (trong nhiều trường hợp do pháp luật không theo kịp).

“Lòng yêu nước là phạm trù rộng, thể hiện lòng trung thành với quê hương, đất nước, muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Có nhiều doanh nhân Việt Nam sau khi học tập, khởi nghiệp ở nước ngoài đã về Việt Nam xây dựng đất nước. Yêu nước không chỉ biểu hiện qua các sản phẩm, không chỉ bằng sự cạnh tranh của thương hiệu Việt, mà còn bằng hành động từ thiện; đóng góp của DN khi đất nước gian nguy; tình yêu thương đối với người nghèo… Yêu nước là phạm trù rất rộng mà nếu có tâm thì bất cứ doanh nhân nào cũng có cơ hội bày tỏ. Chính vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện, hỗ trợ để các DN, doanh nhân có cơ hội bày tỏ và thể hiện bằng những hành động cụ thể” - TS NGÔ TRÍ LONG.

Long Vũ
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt

Duy Thiên |

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, so nước bạn Lào, chúng ta cũng chỉ đạt trên 80% so với năng suất của họ. Vì thế, để tăng trưởng kinh tế bền vững, mục tiêu lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm thế nào để nâng cao NSLĐ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - về vấn đề này. Ông Tuấn cho biết:

Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Ham rẻ, nhiều doanh nghiệp Việt bị doanh nghiệp Thái lừa đảo

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp Thái Lan lừa đảo do tính chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt

Duy Thiên |

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, so nước bạn Lào, chúng ta cũng chỉ đạt trên 80% so với năng suất của họ. Vì thế, để tăng trưởng kinh tế bền vững, mục tiêu lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm thế nào để nâng cao NSLĐ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - về vấn đề này. Ông Tuấn cho biết:

Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Ham rẻ, nhiều doanh nghiệp Việt bị doanh nghiệp Thái lừa đảo

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp Thái Lan lừa đảo do tính chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương.