Diễn đàn “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động”:

Làm gì khi gia công xuất khẩu mất dần lợi thế?

PHONG NGUYỄN |

Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam năm 2019 (VRDF 2019) với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức sẽ diễn ra ngày 19.9.2019.

Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự phiên toàn thể và có bài phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần hành động để thoát “bẫy thu nhập trung bình”, khi thâm dụng lao động và gia công hàng hóa xuất khẩu đang mất dần lợi thế.

Khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng

Mới đây, tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất, trước bè bạn quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ: Việt Nam luôn cháy mãi khát vọng thịnh vượng, với mục tiêu sẽ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộng đồng quốc tế trong những thập niên tới. Sự phát triển của Việt Nam được đặt trong tổng hòa của tính bền vững, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là một nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, và có khả năng chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thiên tai và mọi người dân đều được hưởng lợi từ thành quả phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau. Khát vọng này của Thủ tướng đã được thể hiện bằng thực tế hành động: Trong 8 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục xu hướng tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.2019 vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong 8 tháng năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục xu hướng tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên. Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được cận cao của mục tiêu từ 6,6 đến 6,8% như Quốc hội đề ra.

Phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phục vụ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: PV
Phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phục vụ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: PV

Cảnh giác với “bẫy thu nhập trung bình”

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng Chính phủ và các bộ, ngành vẫn quan tâm đến vấn đề “bẫy thu nhập trung bình”. Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - thu nhập trung bình là bẫy khá phổ biến mà nhiều quốc gia sau khi đạt được mức thu nhập trung bình đã không thể vượt qua, khiến nền kinh tế chỉ quanh quẩn ở quy mô thu nhập trung bình mà không thể tiến xa để trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, 2021 - 2030 là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đến việc Việt Nam có thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” hay không. Vì vậy, năm 2021 - 2030 là giai đoạn được xác định phải bứt phá, tốc độ tăng trưởng GDP dự tính phải đạt 7 - 7,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,3% của giai đoạn 2011 - 2020. TS Vũ Viết Ngoạn cũng đưa ra cảnh báo: Mức tăng trưởng 7 - 7,5% là một áp lực rất lớn, cần phá bỏ mô hình tăng trưởng cũ mới có thể đạt được. Bởi, với mô hình tăng trưởng cũ, giai đoạn 2011 - 2020 dựa chủ yếu vào đầu vào. Đến nay, mô hình này đã đến “ngưỡng”, các vấn đề thâm dụng lao động, xuất khẩu hàng hóa gia công đang không còn là lợi thế, trong khi ở giai đoạn mới, cách mạng công nghệ mang tính đột phá đang phát triển mạnh, buộc các nền kinh tế phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội…

Theo ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam, Việt Nam sẽ phải đối mặt với dân số già hóa nhanh chóng, cơ hội “dân số vàng” mất đi, tăng năng suất chậm lại và tăng trưởng đầu tư thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Còn theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng World Bank, Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trên thế giới, nhưng Việt Nam phải “hành động rất nhanh” bởi thời gian dân số vàng của nền kinh tế Việt Nam chỉ còn khoảng 22 năm trong khi tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang thấp hơn các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

3 khuyến nghị cho Việt Nam và 2 vấn đề then chốt

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 10.000USD/người/năm vào năm 2035 và để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ. Để thúc đẩy đầu tư và đẩy mạnh tăng trưởng, ông Sebastian Eckardt đưa ra 3 khuyến nghị cho Việt Nam: Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả trung gian tài chính. Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sự ổn định, giảm tính tổn thương của khu vực ngân hàng để bảo vệ khu vực kinh tế thực thông qua cải thiện khung pháp lý, khả năng giám sát, xử lý nợ...; phát triển chiều sâu thị trường vốn để tạo thêm nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Thứ hai, cải cách môi trường kinh doanh, trong đó phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách DNNN thông qua cổ phần hoá, cạnh tranh công bằng… Thứ ba, cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trong đó cần thực thi hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - ông Ousmane Dione - cho rằng, có 2 yếu tố then chốt quyết định sự thành công của Việt Nam. Trong đó quan trọng là chất lượng tăng trưởng. Để tăng năng suất, Việt Nam phải cải thiện mọi mặt về chất lượng, từ phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng hiệu quả đầu tư vào hạ tầng cho đến đổi mới sáng tạo. Hai là cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh. Việc tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ cùng với giải quyết các vướng mắc trong cung cấp dịch vụ công sẽ là chìa khóa để xử lý vấn đề.

Với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động”, Diễn đàn sẽ diễn ra với ba phiên. Trong đó, Phiên chuyên đề 1: Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập; Phiên chuyên đề 2: Đổi mới sáng tạo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình; Phiên toàn thể: Hành động vì một Việt Nam thịnh vượng. Các phiên chuyên đề tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm diễn giả. Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự Phiên toàn thể và có bài phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Với dân số khoảng 100 triệu dân và GDP ở mức 250 tỉ USD, tương đương mức thu nhập bình quân 2.500USD/người, nếu muốn đạt mức thu nhập trung bình cao 4.000USD/người, tương đương với GDP phải tăng lên là 400 tỉ USD. Như vậy, chúng ta cần tăng thêm bình quân 1.500USD/người nữa để thoát mức thu nhập trung bình thấp. Nếu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6%/năm liên tục, thì phải tới giai đoạn 2029 - 2030, chúng ta mới đạt mức thu nhập khoảng 4.000USD/người, ngưỡng để chúng ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp.

Ông Hoàng Trường Giang - Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương

PHONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

8 tháng, xuất siêu ước đạt 3,4 tỉ USD, xuất khẩu hàng hóa tăng 7,3%

L.V |

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỉ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu ước đạt 3,4 tỉ USD trong 8 tháng.

Việt Nam xuất khẩu 86.000 tấn phân bón hữu cơ

L.V |

Công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng lên rõ rệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,19 triệu tấn, cao hơn  0,12 tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017.

Giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8.2019 tăng 16%

M.M |

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8.2019 ước đạt 1,031 tỉ USD, tăng 16% so với với cùng kỳ 2018.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

8 tháng, xuất siêu ước đạt 3,4 tỉ USD, xuất khẩu hàng hóa tăng 7,3%

L.V |

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỉ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu ước đạt 3,4 tỉ USD trong 8 tháng.

Việt Nam xuất khẩu 86.000 tấn phân bón hữu cơ

L.V |

Công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng lên rõ rệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,19 triệu tấn, cao hơn  0,12 tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017.

Giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8.2019 tăng 16%

M.M |

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8.2019 ước đạt 1,031 tỉ USD, tăng 16% so với với cùng kỳ 2018.