Giá lợn hơi tăng phi mã lên 103.000 đồng/kg:

Lãi từ 5 - 7 triệu đồng/con, tại sao người dân không dám nuôi?

Phong Nguyễn |

Giá thịt lợn hơi tăng phi mã, lên mức 103.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử, vượt xa mức giá đỉnh trước đây. Giá thịt lợn tăng cao ở mức phi lý khiến người tiêu dùng phải tìm thực phẩm khác thay thế.

Giá thịt lợn bật tăng chiều thẳng đứng, tiểu thương khốn khổ vì thua lỗ 

Sáng 25.5, tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, giá lợn hơi tiếp tục đà tăng và đã phá vỡ mức giá 100.000đồng là các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang. Trong đó, riêng tỉnh Hưng Yên đã lập kỷ lục mới 103.000đồng/kg - Hưng Yên hiện đang là tỉnh có giá lợn hơi cao nhất nước.

Giá lợn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng đang hướng tới mức 100.000 đồng/kg. Trong đó, Khánh Hòa và Lâm Đồng là 2 tỉnh có giá cao nhất khu vực này, tương đương 97.000-98.000đồng/kg. Tại miền Nam, mức giá 100.000đồng/kg đã được xác lập tại nhiều tỉnh, trong đó có Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi lợn lớn nhất nước.

Ngày 25.5, tại 2 chợ đầu mối lớn ở TPHCM, tổng số lượng lợn về chợ chỉ có 4.450 con, giá bán rất cao.

Tại miền Bắc, ngay sau khi Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam điều chỉnh giá lợn hơi thêm 3.000đồng/kg, ngay lập tức, giá lợn móc hàm tại lò mổ và các chợ đầu mối vọt tăng thêm 5.000đồng/kg so với giá của ngày 24.5, lên mức 135.000đồng/kg.

Giá lấy buôn cao khiến giá bán ra tại các chợ dân sinh khu vực Hà Nội, giá thịt lợn bán ra cũng tăng thêm 5.000-10.000đồng/kg tùy loại. Hiện tại, mức giá thịt lợn từ 170.000-180.000đồng đã khá phổ biến, cá biệt các loại thịt cắt theo yêu cầu như ba chỉ rút sườn, lõi gáy giòn, sườn non bỏ cục… rời mức giá 200.000đồng “thẳng tiến” lên mức lên 210.000đồng/kg. Ở miền Trung, tại các chợ Hưng Dũng, Cửa Đông, Cọi… (TP.Vinh, Nghệ An), giá thịt lợn cũng đã phổ biến ở mức 160.000 - 180.000đồng/kg, gần như tương đương với giá thịt lợn tại Hà Nội. Tại khu vực phía Nam, giá thịt lợn cũng tăng cao tương tự.

Giá thịt lợn quá đắt đã khiến người có thu nhập thấp không đủ khả năng chi tiêu, phải chuyển sang các thực phẩm khác, khiến thịt lợn tại các sạp ế ẩm, nhiều tiểu thương bị thua lỗ, chán nản muốn bỏ hàng. Chị Nguyễn Thị Tuyết (Lập Thạch-Vĩnh Phúc) cho biết, chị muốn dừng bán thịt lợn, chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác, vì khó lấy hàng, thịt lợn bán ra quá chậm, thường xuyên bị lỗ do ế hàng.

“Tôi phải lấy thêm các loại rau, củ, quả, chuối xanh, thịt gia cầm để bán kèm vào nhằm bù đắp doanh thu, chứ nếu chỉ bán riêng thịt lợn thì sẽ triền miên bị lỗ.

Ngày nào đi chợ ế 2kg thịt lợn, coi như ngày đó phục vụ bà con không công” - chị Tuyết chia sẻ. Chị Trần Thị Hồng (Mê Linh, Hà Nội) cũng cho biết: “Nhiều hôm tôi bị lỗ tới 400.000 đồng do ế hàng. Giá thịt lợn quá cao khiến nhiều người chuyển sang ăn cá, thịt gà, vịt. Bán thịt lợn hiện rất bấp bênh”. Chị Nguyễn Thị Vân, kinh doanh thịt lợn tại ngõ 181 Mai Dịch (Hà Nội) cũng cho biết, chị bán kèm thịt gia cầm, chân gà để bù đắp thêm, vì hầu như thịt lợn hôm nào cũng bị ế, phải mang về nhà ăn.

1 con lợn lãi 5-7 triệu đồng, tại sao dân không dám nuôi?

Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, hiện nay tổng đàn lợn cả nước đã giảm khoảng 20%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đó là “số liệu báo cáo” của Bộ NNPTNT, trên thực tế, số lợn bị thiệt hại còn lớn hơn nhiều, thậm chí lớn gấp 2-3 lần con số báo cáo. Bởi khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng bị thiệt hại, nhưng do không thuộc đối tượng được hưởng chính sách đền bù, nên doanh nghiệp không báo cáo.

Dịch tả lợn Châu Phi quét dọc Việt Nam hơn 1,5 năm qua, những trang trại nhỏ hoặc các gia trại đều đã phá sản. Do đó, hiện nay, lợn chăn nuôi trong dân không còn. Tại các doanh nghiệp, số lượng lợn đạt tiêu chuẩn xuất chuồng (từ 100kg trở lên) cũng không đủ để cung ứng cho thị trường, nên nhu cầu lợn hơi cho thị trường rất lớn.

Thế nhưng, tại sao chăn nuôi lợn đang có lãi vì giá tốt, nhưng nông dân không tái đàn? Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi chưa được kiểm soát, giá con giống quá cao ở mức 3-3,5 triệu đồng, giá thức ăn chăn nuôi đắt đỏ, các chi phí khác đều cao... Nếu chẳng may lợn bị nhiễm dịch, người dân sẽ một lần nữa tay trắng khi dịch bệnh tả lợn Châu Phi năm 2019 đã khiến nhiều hộ dân trắng tay.

Kiên quyết đưa thịt lợn hơi xuống mức 60.000 đồng/kg

Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ có liên quan tìm giải pháp đưa giá lợn xuống mốc 60.000 đồng/kg ngay đầu quý III.  Bộ NNPTNT phải có giải pháp tái đàn cụ thể, tổ chức chăn nuôi theo từng vùng, từng khu vực chăn nuôi với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngay đầu quý III/2020.

Trao đổi với PV Lao Động chiều 25.5, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ xem xét, đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá.

“Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, 70% cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân đều sử dụng thịt lợn. Do đó, giá thịt lợn tăng cao sẽ tác động đến đời sống người dân, cần đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá” - ông Nguyễn Xuân Dương nói.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, do nhu cầu của người dân đối với mặt hàng này quá lớn nên cần đưa vào diện bình ổn giá. Nhằm góp phần ổn định thị trường mặt hàng thịt lợn, thời gian qua, Bộ NNPTNT đã đẩy mạnh chỉ đạo trong công tác tái đàn, tăng đàn.

“Do nguồn cung hiện nay đang thiếu hụt, trước mắt chưa thể đưa giá thịt lợn về mức 60.000đồng/kg. Nhưng với tốc độ tăng đàn hiện nay, dự kiến đến cuối năm 2020 lượng thịt lợn đưa ra thị trường sẽ cân đối cung-cầu và mức giá thịt lợn sẽ được đưa về mức bình thường, khoảng 60.000đồng/kg” - ông Nguyễn Xuân Dương nói.

* Trong thời gian qua, khi Chính phủ yêu cầu đưa giá lợn hơi xuống mức 60.000 đồng/kg, nhiều doanh nghiệp đã “né” bằng cách không bán lợn hơi, thay vào đó xẻ lợn mảnh để  bán với mức giá từ 106.000-115.000đồng/kg (tương đương 89.000-93.000đồng/kg lợn hơi). Đây được coi là một trong những hình thức “lách luật” của các doanh nghiệp để giữ doanh thu khi giá lợn hơi trên thị trường liên tục tăng cao, từ mức 83.000 lên mức trên 100.000đồng trong 2 tháng qua.

* Kiến nghị đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá: Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tại Điều 15 Luật Giá quy định hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông, là hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Nếu kiến nghị đưa mặt hàng thịt lợn vào danh mục bình ổn giá để quản lý theo hình thức kê khai thì theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn kê khai giá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá. Đối với mặt hàng thịt lợn, việc xác định các hộ kinh doanh bán lẻ hiện rất khó khăn, bởi tại các chợ dân sinh có rất nhiều quầy hàng. Nếu thống kê trên cả nước thì số lượng quầy hàng sẽ lên tới vài trăm nghìn, khiến việc quản lý hành chính không khả thi. Quan điểm của ông Nguyễn Anh Tuấn là không nên đưa thịt lợn vào danh mục hàng cần bình ổn giá.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tái nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, giá thịt lợn lại “phi mã”

Vũ Long |

Sáng 8.5.2020, giá thịt lợn bán buôn tại các lò mổ và chợ đầu mối lại bật tăng trở lại sau thông tin dịch tả lợn Châu Phi tái phát nhiều nơi, giá phổ biến 90.000-93.000 đồng/kg. Giá thịt lợn lại tiếp tục tăng.

Giá thịt lợn khó giảm bởi nguồn cung đang rất thiếu, việc tái đàn khó khăn

Phong Nguyễn |

Nguồn cung thịt lợn khan hiếm khiến giá thịt lợn không chỉ khó giảm mà còn liên tục lập đỉnh mới trong thời gian qua. Trong khi đó, việc tái đàn lợn trên cả nước đang gặp khó khăn do  dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại ở nhiều nơi.

Vì sao giá thịt lợn tăng cao trong khi nhiều mặt hàng lại giảm?

Phạm Đông - Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng khi giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số vĩ mô là CPI, ảnh hưởng đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Kinh tế 24h: Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách

Khương Duy |

Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách; Số xe nông sản tồn tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc giảm mạnh; Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Tái nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, giá thịt lợn lại “phi mã”

Vũ Long |

Sáng 8.5.2020, giá thịt lợn bán buôn tại các lò mổ và chợ đầu mối lại bật tăng trở lại sau thông tin dịch tả lợn Châu Phi tái phát nhiều nơi, giá phổ biến 90.000-93.000 đồng/kg. Giá thịt lợn lại tiếp tục tăng.

Giá thịt lợn khó giảm bởi nguồn cung đang rất thiếu, việc tái đàn khó khăn

Phong Nguyễn |

Nguồn cung thịt lợn khan hiếm khiến giá thịt lợn không chỉ khó giảm mà còn liên tục lập đỉnh mới trong thời gian qua. Trong khi đó, việc tái đàn lợn trên cả nước đang gặp khó khăn do  dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại ở nhiều nơi.

Vì sao giá thịt lợn tăng cao trong khi nhiều mặt hàng lại giảm?

Phạm Đông - Vương Trần |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng khi giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến chỉ số vĩ mô là CPI, ảnh hưởng đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Kinh tế 24h: Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách

Khương Duy |

Tiểu thương chật vật giữ giá thịt lợn vì sợ mất khách; Số xe nông sản tồn tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc giảm mạnh; Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.