Kỳ vọng ở doanh nhân dân tộc

Khánh Vũ (thực hiện) |

“Kỳ vọng trong 10 năm tới, lực lượng doanh nhân Việt Nam có sự bùng nổ, phát triển cả về chất và về lượng. Nuôi dưỡng, phát triển những doanh nghiệp (DN), doanh nhân, đặc biệt là những DN, doanh nhân dân tộc thì mới phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, độc lập, bền vững” - chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với Lao Động trong ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10.2004 - 13.10.2018). 

Để có được Ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10.2004), cần phải nói thật là các doanh nghiệp (DN) tư nhân Việt Nam phải trải qua “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” với quãng thời gian dài rất gian truân. Kể từ thời điểm được có một ngày tôn vinh đến nay đã gần 15 năm, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã lớn mạnh rất nhiều so với năm 2004, có nhiều doanh nhân đã thành tỉ phú, nhiều DN có nguồn lực, quy mô lớn được xếp hạng trên thế giới, hàng trăm DN được niêm yết trên thị trường chứng khoán. 

Các DN có bước tiến xa so với năm 2004. "Thân phận" của các DN đã trải qua cả một chặng đường dài gian truân gần 30 năm, từ chỗ không được thừa nhận, thậm chí không những không được thừa nhận mà đầu tư kinh doanh tư nhân còn bị cho là “phi pháp”, phải chịu tội hình sự; thì đến năm 1990 khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp ra đời đã thừa nhận việc kinh doanh của DN: DN được phép kinh doanh những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép.

“… Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà DN thịnh vượng…”

(trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công thương Việt Nam 13.10.1945).

 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung.

Thưa ông, mặc dù có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, nhưng trong giai đoạn gần 10 năm (1991-1999), DN tư nhân thật sự bị trói buộc và rất dễ bị rủi ro giữa ranh giới “đúng - sai” hết sức mỏng manh, thậm chí ranh giới "đúng - sai" này có khi phụ thuộc vào một công chức thực thi nào đó với những phán quyết, “gật” hoặc “lắc” nhiều khi hết sức cảm tính. Ông chắc vẫn còn nhớ rõ chặng đường này?

- Trong môi trường kinh doanh chưa được quyền tự do, chỉ được kinh doanh những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép, mà “cơ quan Nhà nước” nhiều khi được thể hiện bằng một “công chức Nhà nước”, muốn thành lập một DN vào thời điểm đó thì phải xin rất nhiều thủ tục, phải qua rất nhiều “cửa”, chỉ riêng khâu thủ tục cũng mất tối thiểu đến 6 tháng, vào thời điểm đó phải mất đến hàng nghìn USD cho các khoản chi phí… Chính vì vậy mà trong gần 10 năm ròng, tính đến cuối năm 1999 cả nước chỉ có vẻn vẹn 32.000 DN còn tồn tại và hoạt động.

Thưa ông, đến năm 2000 bắt đầu có Luật Doanh nghiệp mới thay thế cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Cố Thủ tướng Phan Văn Khải có nói, "Luật Doanh nghiệp đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh Việt Nam". Từ đó đến nay điều kiện hoạt động, kinh doanh của DN, doanh nhân Việt Nam không ngừng được cải thiện và ngày càng ưu việt hơn, trong đó quyền tự do kinh doanh của DN đúng là đã được nới rộng…

- Luật Doanh nghiệp Việt Nam thay đổi căn bản cách tiếp cận, từ chỗ DN chỉ được kinh doanh những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép sang DN được phép kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Song song với đó, các thủ tục thành lập DN đã được đơn giản hóa. Có thể nói đây là cả sự thay đổi lớn, tạo sự khác biệt  so với trước. Chính vì vậy mà những năm sau đó, từ năm 2000 số DN không ngừng được tăng lên và trong các năm từ 2001-2003 có thể nói là có sự “bùng nổ” của DN tư nhân Việt Nam. Khi nhìn thấy vai trò tiềm năng của DN tư nhân thì cố Thủ tướng Phan Văn Khải lúc bấy giờ đã quyết định lấy ngày 13.10 là ngày Doanh nhân Việt Nam. 

Đến năm 2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi trong đó có điểm sửa đổi lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: DN được quyền kinh doanh tất cả những gì mà Luật không cấm. Cần phải nhìn thấy rằng, năm 2000, DN được kinh doanh tất cả những gì mà PHÁP LUẬT không cấm, thì đến năm 2014, DN được kinh doanh tất cả những gì mà LUẬT không cấm. 

Ở khía cạnh pháp luật, thì quy định tại thông tư cũng có thể cấm, thậm chí quyết định của một ông chủ tịch  UBND cũng có thể cấm. Nhưng đến năm 2014, những gì luật không cấm thì DN được quyền kinh doanh. Như vậy, xuyên suốt cả một quá trình chúng ta nhìn thấy quyền tự do kinh doanh và sự an toàn của DN trong kinh doanh liên tục được mở rộng và củng cố.

Với đội ngũ trên nửa triệu DN tư nhân đang hoạt động, xét về việc đóng góp tài sản, vốn, lao động, doanh thu, thuế nộp Ngân sách… thì khu vực DN tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất, hơn cả so với khối DN Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cùng với đó là đội ngũ gần 10 triệu lao động làm việc trong DN tư nhân. Tuy nhiên, như một số ý kiến đã nói, số lượng DN tư nhân “đông mà chưa mạnh”, điều gì đã cản trở DN Việt Nam lớn mạnh, thưa ông?

- Nhìn vào quá trình liên tục phát triển, không phủ nhận được DN tư nhân đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mức đóng góp cho xã hội. DN tư nhân có trên 10 triệu lao động, trong khi DN nước ngoài có khoảng 5 triệu và DN Nhà nước chỉ có khoảng 2 triệu lao động. Tuy nhiên, nhìn vào tiềm năng của DN tư nhân và so sánh với yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại, thì có thể nói rằng, DN tư nhân của Việt Nam còn quá nhỏ bé, chưa hoạt động và chưa được quản lý đúng tầm. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, cả về môi trường, cả về thể chế luật lệ và cả về bản thân nội tại của các DN. Về môi trường kinh doanh, dù quyền tự do kinh doanh đã được thừa nhận và phát triển; dù an toàn kinh doanh đã được cải thiện, tuy nhiên rủi ro mà DN gặp phải trong hoạt động đầu tư, kinh doanh vẫn còn quá lớn và khá phổ biến. Sự bất định, thiếu rõ ràng, thiếu cụ thể, “không dự đoán được”, sự tùy ý tùy tiện của các công chức và các cơ quan khi giải thích, thực thi… đã làm cho hoạt động đầu tư kinh doanh của DN khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trở nên rất rủi ro. Khi cảm thấy không an toàn, các doanh nhân không an tâm để đầu tư với quy mô lớn, không dám đầu tư dài hạn. Điều này đã dẫn đến những điểm yếu rất khó khắc phục của các DN Việt Nam nói chung.

Nhiều sản phẩm của các DN tư nhân được xuất khẩu ra thế giới.  Ảnh: H.QUỲNH
Nhiều sản phẩm của các DN tư nhân được xuất khẩu ra thế giới. Ảnh: H.QUỲNH

Ông có thể chỉ rõ cụ thể hơn những điểm yếu và các điểm yếu này đã đặt DN Việt Nam trước những vấn đề gì?

- Điểm yếu lớn nhất của DN tư nhân Việt Nam là tính kinh doanh thiên về không chính thức, không minh bạch, vì vậy thì nhiều chuẩn mực không được áp dụng.

Khi kinh doanh với quy mô nhỏ, không đầu tư lớn, không đầu tư dài hạn, DN không chú ý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, không áp dụng những tiêu chuẩn quản trị phổ biến toàn cầu. Chính vì vậy khi hội nhập, khi ra thế giới DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn: Hoặc là bị chèn ép, hoặc là không tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu. 

Khi không chú ý đầu tư lớn, dài hạn thì không nghĩ đến việc xây dựng nền tảng phát triển, trong đó có vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; không áp dụng những chuẩn mực quản lý phổ biến toàn cầu.Vì vậy, các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nếu cần sử dụng các DN phụ trợ của Việt Nam thì không tìm được những DN đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của họ. DN tư nhân của Việt Nam không tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, không tận dụng được những tác động lan tỏa của các DN đầu tư nước ngoài. Đây có một phần do sự yếu kém trong nội tại của các DN. 

Rõ ràng là với sự yếu kém hiện nay, nên tuy đã phát triển vượt bậc so với trước nhưng DN tư nhân Việt Nam vẫn nhỏ, vẫn yếu cả về năng lực đầu tư (tiềm lực kinh tế - PV), năng lực quản lý, năng lực ứng dụng khoa học công nghệ, hạn chế về tầm nhìn, chiến lược phát triển… Do đó, phát triển đội ngũ doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân dân tộc là yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách. 

Đóng góp của kinh tế tư nhân vào kinh tế đất nước.  (Nguồn: Bộ KHĐT 2017)
Đóng góp của kinh tế tư nhân vào kinh tế đất nước.  (Nguồn: Bộ KHĐT 2017)

Một đất nước không có đội ngũ doanh nhân giỏi, không có năng lực hội nhập và hội nhập thành công, đất nước đó sẽ thất bại trong phát triển kinh tế. Để xây dựng được đội ngũ doanh nhân xứng tầm, cần ưu tiên những điểm nào trước, thưa ông?  

- Việc cấp bách là phải cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Cải cách thể chế cần tập trung vào 2 điểm: Thứ nhất là phải cải cách, thay đổi, thiết lập cho được thị trường các nhân tố sản xuất như: Thị trường về quyền sử dụng đất, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động… để các thị trường này đóng vai trò chủ yếu, thay thế sự can thiệp hành chính và phân bố theo lối hành chính chủ quan “xin-cho”. 

Điều thứ 2 không kém phần quan trọng là phải đảm bảo được an toàn trong hoạt động đầu tư kinh doanh của DN để môi trường kinh doanh ít rủi ro và chi phí thấp. Muốn có được điều này thì không phải chỉ thay đổi luật lệ, mà phải thay đổi được thái độ và cách thức làm việc của các công chức, cơ quan công quyền; để các công chức thực thi không được và không dám tùy ý, tùy tiện trong việc giải thích, áp dụng và thực thi luật lệ, luật pháp. Hiện nay, sự tùy ý, tùy tiện của công chức đã làm cho DN gặp đầy rủi ro bởi thái độ làm việc coi DN là đối tượng để kiểm soát chứ không phải là đối tác để phát triển; thậm chí có công chức còn coi DN là đối tượng để hạch sách, quấy nhiễu chứ không phải là đối tượng để giúp đỡ, hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các DN cũng phải nhìn vào xu thế toàn cầu để dù nhỏ cũng phải vươn lên, luôn nhận thức mình phải kinh doanh theo lĩnh vực toàn cầu, hướng đến áp dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn nữa và nhìn thấy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này tạo ra rất nhiều cơ hội cho những người mới khởi nghiệp, tạo cơ hội để những DN nhỏ và vừa, những DN còn yếu kém chưa cạnh tranh được toàn cầu cũng có cơ hội để nhìn thấy và thay đổi và bắt kịp. 

Với sự thay đổi như vậy, lực lượng doanh nhân Việt Nam trong 10 năm tới kỳ vọng có sự bùng nổ, phát triển cả về chất và về lượng. Nuôi dưỡng và phát triển những DN, doanh nhân, đặc biệt là những DN, doanh nhân dân tộc thì mới phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, độc lập, bền vững.

- Xin cảm ơn ông!


- Theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội DN, ngày 20.9.2004 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13.10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”. Đây cũng chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (ngày 13.10.1945).
- Trong 30 năm đổi mới của đất nước, chúng ta chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của một lớp doanh nhân có tầm nhìn, táo bạo và dũng cảm, dám đương đầu với thử thách, khó khăn, đã thành công không chỉ trong nước mà còn mang tầm quốc tế. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, vị trí và vai trò của doanh nhân càng được đề cao, họ là lực lượng nòng cốt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tạo ra được một thế hệ doanh nhân hội nhập có khát vọng chinh phục và năng lực cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Việt Nam hiện có khoảng 600.000 DN, trong đó có gần 500.000 DN tư nhân. Trong số này có tới hơn 96% là DN nhỏ và vừa, 2% DN quy mô vừa và 2% DN lớn. DN tư nhân tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 1 triệu DN (năm 2020), hơn 1,5 triệu DN (năm 2025) và có ít nhất 2 triệu DN (năm 2030). Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đạt khoảng 50% GDP (năm 2020), khoảng 55% GDP (năm 2025) và 60 - 65% GDP (năm 2030).
Khánh Vũ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Móc túi người về hưu: Từ gửi tiền nhờ giữ hộ đến bỗng dưng... trúng thưởng

Bảo Hân |

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều đối tượng, hình thức lừa đảo nhắm tới những người đã về hưu – những người có khoản tiền dành dụm và thường không rành về công nghệ.

Những hòn đảo Châu Âu sở hữu vẻ đẹp “cách ly” với thế giới

Thảo Phương |

Bên cạnh những địa điểm du lịch sôi động, Châu Âu còn nổi tiếng với một số hòn đảo giúp du khách đến gần hơn với thiên nhiên.