Kỳ tích kinh tế 2018: Đừng quá tung hô để ngủ quên trong chiến thắng

Phạm Dung |

Năm 2018 ghi nhận GDP của toàn nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của chúng ta vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Chưa thực sự bứt phá

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê, kinh tế của Việt Nam ghi nhận những tín hiệu đáng mừng. Trong đó, nổi bật nhất là GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất trong 10 năm nay.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%.

Năm 2018 cũng ghi nhận lạm phát được kiểm soát dưới 4%, đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.

PGS. TS Ngô Trí Long
PGS. TS Ngô Trí Long

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, đây là một thành công của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chúng ta có nhiều thách thức khó khăn. Kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tốt, đạt được kỳ vọng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, kinh tế Việt Nam năm 2018 vẫn còn nhiều hạn chế, dù tăng trưởng cao nhưng chưa thực chất.

“Như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói “chúng ta không nên say sưa với thành tích, không được ngủ trên vòng nguyệt quế”, kinh tế của chúng ta năm qua vẫn còn nhiều điểm chưa đạt được. Tại sao tuy kỳ tích như vậy nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu. Thu nhập bình quân vẫn thấp, 2.587USD/người, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đó là điều chúng ta phải suy ngẫm”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.

Nhìn thẳng vào những điểm chưa làm được của chúng ta trong năm 2018, chuyên gia Cấn Văn Lực cũng chỉ ra 3 hạn chế còn tồn tại.

Thứ nhất, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, cơ cấu ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam chưa được cải tiến, trong đó câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều vướng mắc nổi cộm. Chúng ta đã tìm ra điểm nghẽn nhưng chưa thể sửa ngay được và rất có thể vấn đề này sẽ còn tiếp tục tồn tại trong năm 2019.

Thứ hai, năm 2018, với sự quan tâm của Chính phủ, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, việc ở dưới tiến hành không nghiêm túc khiến cho việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn chưa tốt. Chính vì vậy vẫn còn hiện tượng cắt giảm các điều kiện kinh doanh chưa thực chất.

Thứ ba, năm 2018, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế thành công với nhiều thỏa thuận quốc tế được ký kết, song doanh nghiệp lại chưa tận dụng được nhiều cơ hội về hội nhập để phát triển.

Thách thức 2019

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.

Năm 2019, Chính phủ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,6 – 6,8%. Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ tiêu này là phù hợp nhưng sẽ đặt ra thách thức.

Theo đó, kinh tế toàn cầu tăng trưởng sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới. Năm nay, GDP toàn cầu tăng ở mức 2,9% thì năm tới chỉ đạt 2,5%. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng thì con số này sẽ còn thấp hơn. Điều này sẽ tác động đến kinh tế của chúng ta trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.

Về chỉ tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4%, chúng ta phải rất quyết tâm mới có thể kiểm soát được, bởi có nhiều áp lực tăng lạm phát trong năm tới. Chuyên gia này phân tích, trong năm 2019, giá cả thế giới tiếp tục tăng nhẹ, đồng đôla Mỹ có thể tăng và tỉ giá còn nhiều áp lực, ngoài ra, trong nước, lộ trình tăng cũng đang được xem xét trong một số lĩnh vực.

Để kiểm soát được lạm phát, ông Lực cho rằng chúng ta phải thực hiện 3 điều sau:

Một là, chính sách tiền tệ của Việt Nam cần bám sát theo dõi diễn biến, tài chính tiền tệ và địa chính trị trên thế giới, để có kịch bản ứng phó phù hợp.

Hai là, phối hợp tốt chính sách tiền tệ và tài khóa

Ba là, điều hành chính sách linh hoạt, đặc biệt là chính sách tỉ giá

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Năng suất lao động tăng cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế 2018

Kh.V |

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Nhiều “ông lớn” thèm "chiếc bánh" kinh tế số 33 tỉ USD của Việt Nam

Thế Lâm |

Thị trường kinh tế số Việt Nam đang sơ khai nhưng hứa hẹn tổng giá trị ngày càng nở to ra trong vài năm tới. Theo “Báo cáo e-Conomy SEA 2018” do Google và Temasek công bố, giá trị thị trường kinh tế số tại Việt Nam đạt 33 tỉ USD vào năm 2025.

Năm 2019 cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 14.12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 12.2018. Ông Lê Mạnh Hùng – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 285 điểm cầu trên cả nước.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Năng suất lao động tăng cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế 2018

Kh.V |

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Nhiều “ông lớn” thèm "chiếc bánh" kinh tế số 33 tỉ USD của Việt Nam

Thế Lâm |

Thị trường kinh tế số Việt Nam đang sơ khai nhưng hứa hẹn tổng giá trị ngày càng nở to ra trong vài năm tới. Theo “Báo cáo e-Conomy SEA 2018” do Google và Temasek công bố, giá trị thị trường kinh tế số tại Việt Nam đạt 33 tỉ USD vào năm 2025.

Năm 2019 cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 14.12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 12.2018. Ông Lê Mạnh Hùng – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 285 điểm cầu trên cả nước.