Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Ký nhiều hợp đồng đến quý II/2022, dệt may tăng tốc sản xuất

Vũ Long |

Để đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỉ USD trong năm 2022, ngành dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều thách thức.

Ung dung đơn hàng đến quý II/2022

Theo Tổng Giám đốc May 10 Thân Đức Việt, May 10 đã ký hợp đồng với các đối tác nhập khẩu từ nay đến quý I/2022, một số đơn hàng được ký đến quý II/2022, đủ để doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất, tạo phấn khởi cho người lao động. Hiện tại, May 10 đang dồn tốc lực sản xuất cho kịp tiến độ. Với lượng đơn hàng sẵn có, May 10 có thể hoàn thành thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra trong quý I/2022.

Hiện tại, các đơn vị của Tổng công ty May 10-CTCP đang nỗ lực tăng ca sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ các đơn hàng đã ký cho quý I/2022 và một số đơn hàng đã ký đến quý II/2022.

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cũng cho rằng, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới vẫn nhiều lạc quan nên đơn hàng “không phải là vấn đề”, quan trọng là phải đảm bảo nguồn lực lao động trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Là “cánh chim đầu  ngành”, năm 2022 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vitnatex) đặt mục tiêu “trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang” và “lấy người lao động làm trọng tâm phát triển”, phấn đấu tăng trưởng chung hơn 8%, chú trọng chất lượng tăng trưởng qua tỉ lệ giá trị gia tăng và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu; 100% người lao động có việc làm, thu nhập bình quân 8,35 triệu đồng/người/tháng… Vintatex cũng đặt mục tiêu năm 2022 tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo chuỗi cung ứng trọn gói trong tập đoàn.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - chia sẻ, các đơn vị may của tập đoàn đã đủ đơn hàng đến hết quý I/2022, nhiều đơn vị đã có đến quý III/2022 và hiện tại các đơn vị đang nỗ lực sản xuất để giao hàng đúng tiến độ.

Vinatex đang tiếp tục xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp, xác định cơ cấu thị trường, khách hàng chính cho từng loại sản phẩm, tăng cường năng lực thiết kế, marketing, merchandise và tăng cường phát triển thị trường mới. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu, đặc biệt phát triển sản phẩm đặc thù. Ưu tiên đầu tư hạ tầng số hóa cho các đơn vị, nhanh chóng triển khai thực hiện hệ thống quản trị số tập trung đối với nhóm sợi, nhóm may cũng như giữa công ty mẹ (Vinatex) và các đơn vị chi phối.

Rất nhiều thách thức trong năm 2022

Cũng theo ông Cao Hữu Hiếu, cơ cấu đơn hàng của năm 2022 đã có sự thay đổi, mặt hàng dệt kim nhiều hơn. Do đó, các doanh nghiệp dệt may cần thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, dù thị trường dệt may được nhận định khởi sắc trong năm nay, nhưng tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều. Trong “eo hẹp” của tổng cầu, các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch 5 năm lần thứ 14 dành riêng cho ngành dệt may và tham vọng mục tiêu mở rộng thị phần ở những phân khúc có giá trị gia tăng cao nhất, tạo sức ép không nhỏ với dệt may Việt Nam trong năm 2022.

Theo Hiệp  hội Dệt May Việt Nam (Vitas), đến thời điểm này, chi phí vận tải tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn đang là nút thắt lớn cần tháo gỡ. Dự báo phải đến nửa cuối năm 2022 khi số lượng container đóng mới được cung cấp ra thị trường vấn đề vận tải mới bắt đầu được giải quyết. Logistics tiếp tục là những khó khăn tác động không nhỏ đến xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng trong năm 2022.

Bên cạnh đó là vấn đề nhân lực lao động, nguồn cung nguyên liệu... Theo dự đoán của các chuyên gia, giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong nửa cuối năm. Do đó ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Được biết, năm 2022, Vitas đưa ra 3 kịch bản cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, trong đó, kịch cao nhất đạt 42,5-43,5 tỉ USD, trung bình 40-41 tỉ USD, thấp nhất 38-39 tỉ USD.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Dệt may Việt Nam tôn vinh nữ đạt "Giải thưởng Nguyễn Thị Sen"

Hải Anh |

Công đoàn Dệt may Việt Nam đã tôn vinh 25 gia đình Dệt may tiêu biểu và tôn vinh 10 lao động nữ đạt "Giải thưởng Nguyễn Thị Sen" năm 2021. Công đoàn ngành cũng gửi thư khen, phần thưởng cho 675 cháu, trao 322 suất học bổng "Đồng hành cùng em đến trường" cho con người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh vượt khó năm học 2020-2021 với tổng số tiền 561 triệu đồng...

Chất lượng lao động ngành Dệt may Việt Nam và nhiệm vụ của Công đoàn

Linh Nguyên |

Kỳ vọng cộng đồng sẽ nhìn nhận về ngành Dệt May Việt Nam không chỉ là ngành đông lao động, mà là một ngành có chất lượng lao động cao và việc làm, đời sống tốt đã đặt ra cho Công đoàn Dệt May Việt Nam những nhiệm vụ cụ thể. Đây là kỳ vọng của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

Tác động của COVID-19 tới lao động ngành Dệt may, Da giày

Kiều Vũ |

Hà Nội – Ngày 28.12, Viện Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức Toạ đàm “Tác động của COVID-19 tới lao động ngành Dệt may, Da giày và hoạt động của tổ chức Công đoàn” với sự hỗ trợ của Công đoàn Hà Lan (CNV). Theo TS. Nhạc Phan Linh – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, một câu hỏi đặt ra là sự hồi phục, tăng trưởng dương của 2 ngành Dệt may và Da giày có tạo ra sự tỉ lệ thuận trong vấn đề việc làm và đời sống của người lao động hay không.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Công đoàn Dệt may Việt Nam tôn vinh nữ đạt "Giải thưởng Nguyễn Thị Sen"

Hải Anh |

Công đoàn Dệt may Việt Nam đã tôn vinh 25 gia đình Dệt may tiêu biểu và tôn vinh 10 lao động nữ đạt "Giải thưởng Nguyễn Thị Sen" năm 2021. Công đoàn ngành cũng gửi thư khen, phần thưởng cho 675 cháu, trao 322 suất học bổng "Đồng hành cùng em đến trường" cho con người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh vượt khó năm học 2020-2021 với tổng số tiền 561 triệu đồng...

Chất lượng lao động ngành Dệt may Việt Nam và nhiệm vụ của Công đoàn

Linh Nguyên |

Kỳ vọng cộng đồng sẽ nhìn nhận về ngành Dệt May Việt Nam không chỉ là ngành đông lao động, mà là một ngành có chất lượng lao động cao và việc làm, đời sống tốt đã đặt ra cho Công đoàn Dệt May Việt Nam những nhiệm vụ cụ thể. Đây là kỳ vọng của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

Tác động của COVID-19 tới lao động ngành Dệt may, Da giày

Kiều Vũ |

Hà Nội – Ngày 28.12, Viện Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức Toạ đàm “Tác động của COVID-19 tới lao động ngành Dệt may, Da giày và hoạt động của tổ chức Công đoàn” với sự hỗ trợ của Công đoàn Hà Lan (CNV). Theo TS. Nhạc Phan Linh – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, một câu hỏi đặt ra là sự hồi phục, tăng trưởng dương của 2 ngành Dệt may và Da giày có tạo ra sự tỉ lệ thuận trong vấn đề việc làm và đời sống của người lao động hay không.