ĐỂ KHU CÔNG NGHỆ CAO KHÔNG PHẢI “TRỒNG CỎ”, NUÔI BÒ!

Kỳ cuối: Phải thu hút được các nhà đầu tư

HUYÊN NGUYỄN - KHÁNH LINH thực hiện |

Số báo ra ngày 19.9, báo Lao Động đã đặt vấn đề “Để khu công nghệ cao không phải trồng cỏ, nuôi bò” nêu thực trạng các khu công nghệ cao vẫn chưa thu hút mạnh được đầu tư dù thời gian triển khai đã rất dài. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia.

Ông Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư: Cần cải tiến phương thức xúc tiến đầu tư (XTĐT)

 
 

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả trong XTĐT, đặc biệt là XTĐT vào các KCNC của nước ta trong thời gian qua, những hạn chế còn tồn tại?

Căn cứ vào các kết quả và thành tựu của FDI trong suốt 30 năm qua cho thấy công tác XTĐT đã có đóng góp không nhỏ vào các kết quả và thành tựu của FDI. Tuy vậy, bên cạnh các kết quả đã đạt được, cho thấy công tác XTĐT còn một số tồn tại thực tế cần được khắc phục trong giai đoạn tới. Đầu tiên phải nói đến là danh mục dự án kêu gọi FDI chưa phù hợp với điều kiện đầu tư, nguyện vọng đầu tư, cũng như năng lực đầu tư của đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng theo một chuyên gia Đức thực hiện dự án đào tạo năng lực quản trị và kỹ năng XTĐT cho các cán bộ, đội ngũ XTĐT đã cho biết: Danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn nước ngoài phần lớn đều có quy mô lớn, nhiều dự án đến cả tỉ USD nên chưa phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung khi họ chỉ có quy mô doanh nghiệp trung bình vừa và nhỏ, lại thường đi theo các dự án có quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Vì thế, danh mục 127 dự án đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài 2014-2020 chưa có nhiều nhà đầu tư đăng ký tham gia. Các danh mục trước đó và của các địa phương cũng ở tình trạng tương tự.

Bên cạnh đó, các thông tin về dự án kêu gọi đầu tư còn thiếu, không cung cấp được đầy đủ cho nhà đầu tư khi đi kêu gọi đầu tư: Mặt bằng đất đai, giá cả, điện nước, kết nối giao thông, nguồn nhân lực...

Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho công tác XTĐT còn chưa đáp ứng nhu cầu về đào tạo bồi dường kỹ năng XTĐT cho đội ngũ cán bộ XTĐT, cho các hoạt động XTĐT trong và ngoài nước.

Còn thiếu sự liên kết giữa các địa phương nên công tác XTĐT còn kém hiệu quả, cụ thể như nhiều địa phương cùng tập trung XTĐT đầu tư vào 2 thị trường là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Xác định những khó khăn như vậy, theo ông biện pháp để thúc đẩy XTĐT là gì, làm thế nào để các KCNC có thể “cất cánh” trong tương lai?

Trước hết, cần nhận định là trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước ta thời gian qua, xuất phát từ một vị trí thấp với năng lực sản xuất và xuất khẩu yếu, hạ tầng cơ sở không đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, tay nghề còn yếu, XTĐT trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực thì các thành tích mà các KCNC hiện có như: KCNC Hoà Lạc, KCNC TP.Hồ Chí Minh là đáng được ghi nhận.

Việc Chính phủ tạo điều kiện trong cơ chế chính sách sẽ giúp thu hút đầu tư hơn, tuy nhiên, đó chưa phải đã giải quyết hết các vấn đề.

Theo tôi, cần căn cứ vào các bài học về XTĐT thời gian qua, để khắc phục các yếu kém, tăng cường hiệu quả XTĐT vào các KCNC. Về XTĐT chung, vẫn cần tập trung xây dựng các danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của các ngành và địa phương để định hướng cho công tác XTĐT trong thời gian tới. Không lựa chọn dự án đầu tư, nhà đầu tư bằng mọi giá mà phải tính đến môi trường và an ninh quốc phòng.

Các đơn vị cần tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về thị trường đầu tư và xu hướng đầu tư tiềm năng. Đối với thu hút đầu tư vào các KCNC cần đón đầu tính tất yếu phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Tổ chức đào tạo chuyên sâu về kỹ năng XTĐT, định hướng phát triển KTXH của đất nước giai đoạn tới, tình hình các ngành kinh tế và của địa phương cho đội ngũ cán bộ XTĐT.

Việc xây dựng và công bố các danh mục dự án gọi vốn vào KCNC, cần XTĐT trực tiếp đến các tập đoàn top 500 thế giới.

Cuối cùng, cần tăng cường sự liên kết đầu tư giữa các bộ, ngành địa phương, giữa các địa phương với nhau cùng thực hiện việc XTĐT vào cả một vùng, khu vực của một số tỉnh có điều kiện địa lý gần nhau, tương đồng... trong khi vẫn có thể XTĐT vào từng địa phương. Tăng kinh phí cho công tác XTĐT.

Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Đại Dương: đầu tư phải tập trung, không dàn trải

 
 

Có ý kiến cho rằng, nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh như Bắc Ninh hay Vĩnh Phúc… dù không có “cơ chế đặc thù” nhưng vẫn thu hút và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Trong khi đó các KCNC cấp QG như Hòa Lạc, Đà Nẵng vẫn ỳ ạch, nhận định của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Các KCN khác có thể thu hút các doanh nghiệp từ da giày, may mặc… trong khi đó, các KCNC phải làm theo đúng tiêu chí, tức là cùng một điều kiện đầu tư hạ tầng nhưng để vào các KCNC phải có “phễu lọc”: Phải là CNC và sử dụng đất hiệu quả. Mục tiêu chính của Chính phủ khi đầu tư các KCNC là để phát triển công nghệ chứ không phải thu hút đầu tư để kiếm lợi nhuận giống như các KCN thông thường.

Đối với các KCN thông thường phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), trả tiền GPMB, sau đó đầu tư hạ tầng, cho thuê đất… Tuy nhiên, đối với KCNC Hòa Lạc nói riêng và các KCNC nói chung là sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư CSHT, GPMB, hạ tầng khung cho thuê lại do các công ty phát triển, tiêu chí dự án phải qua CNC, nên dứt khoát phải có cơ chế đặc thù cho các KCNC và DN phát triển CSHT.

Trên thực tế, kể cả có những dự án đầu tư vào KCNC chúng ta còn phải hạn chế diện tích thuê đất. Nếu diện tích thuê đất càng nhỏ nhưng tổng vốn đầu tư lớn, đáp ứng tiêu chí về công nghệ chúng ta mới đồng ý, chứ không phải cứ giao đất, thuê bao nhiêu thì thuê xong làm gì thì làm.

Vậy các KCNC khác nói chung cần có những giải pháp căn cơ nào để có thể thu hút được nhiều các nhà đầu tư, thật sự “cất cánh” đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0?

- Theo tôi thứ nhất là phải tạo cơ chế thông thoáng, đến nay về cơ bản đã thoáng rồi. Tuy nhiên, “thoáng” xong chúng ta vẫn phải giữ một cái “nền”. Không nên để xảy ra tình trạng hôm nay khu vực CNC được cơ chế như này hôm sau đến khu khác, chỗ này thấy chỗ kia được cơ chế sẽ dẫn đến tràn lan, dần dần cơ chế nâng lên lại thành cào bằng. Thứ hai, đầu tư phải tập trung, không dàn trải, đơn cử như câu chuyện đầu tư vốn cho KCNC Hòa Lạc, nếu đầu tư tập trung sẽ không bị mất cơ hội, tăng giá đầu tư và kể cả chuyện GPMB. Ngoài cơ chế, chính sách, chủ trương để thu hút, theo tôi điều quan trọng là Ban Quản lý phải thu hút đúng đối tượng nhà đầu tư, đồng thời cần có cơ chế giám sát thực hiện đầu tư có đúng hay không mới được hưởng ưu đãi. Chứ còn nếu họ đầu tư xin đất, cam kết lại không làm đúng theo dự án thì chắc chắn không được hưởng ưu đãi.

Để thu hút được nhà đầu tư ngoài “cơ chế đặc thù”, sau hạ tầng cứng cần phải bước sang một giai đoạn mới là hạ tầng mềm - hạ tầng trí tuệ. Trong thời gian qua chúng ta đã nói nhiều đến vấn đề khởi nghiệp, tận dụng làn sóng của Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, chúng ta nên tập trung thực hiện điều này ở ngay những khu vực Nhà nước đã bỏ kinh phí lớn để xây dựng CSHT tại các KCNC.

Các KCNC cần giữ đúng vai trò: Thứ nhất là tạo điều kiện tốt nhất cho DN, các nhà đầu tư, các viện nghiên cứu… thực hiện dự án đầu tư về hạ tầng, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư. Thứ hai, vì đây là các KCNC do NSNN đầu tư nên chăng các bộ, ngành, địa phương cần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo ở các KCNC. Như vậy, tiền đề để phát triển có hai vế: Ban quản lý tạo môi trường đầu tư và hai là có những đầu tư trực tiếp về phát triển trí tuệ.

Theo đó chúng ta cần làm theo hai hướng, thứ nhất là tạo điều kiện môi trường đầu tư tốt, hai là tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào những nhu cầu của đời sống - xã hội, phục vụ phát triển kinh tế. Đây cũng là định hướng mà KCNC Hòa Lạc đang phát triển.

HUYÊN NGUYỄN - KHÁNH LINH thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.