Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030:

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng tạo nhiều dấu ấn nổi bật

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá: Giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Theo TS Nguyễn Thị Luyến - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các DN tư nhân đã đóng góp quan trọng trong những giai đoạn có tính bất định như dịch bệnh COVID-19. Nhiều DN tư nhân đã chung tay cùng Chính phủ chống dịch hiệu quả.

Kinh tế tư nhân là trụ cột vững chắc, đóng góp 60%-70% vào GDP

Thống kê cho thấy, tính theo số DN đang hoạt động có kết quả kinh doanh bình quân trong giai đoạn 2016-2018, thì nước ta có 558.703 DN, trong đó DN tư nhân (DNTN) có 540.548 DN, chiếm 96,8%; FDI có 15.686 DN, chiếm 2,8%; và DN nhà nước (DNNN) có 2.469 DN, chiếm 0,4% tổng số DN hoạt động.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Chi Lan cho rằng, bên cạnh DN thuộc khu vực chính thức, nước ta còn có trên 5,2 triệu đơn vị kinh doanh theo dạng hộ gia đình, được coi là khu vực phi chính thức, đông hơn 7 lần khu vực chính thức.

“Nhiều năm nay, dù môi trường kinh doanh ở nước ta liên tục được cải thiện, nhưng chỉ có một tỉ lệ không đáng kể các hộ kinh doanh gia đình muốn và có thể chuyển lên thành DN tư nhân chính thức. Toàn bộ khu vực phi chính thức đều thuộc sở hữu tư và là một bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân hoặc khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở nước ta” - bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Như vậy, phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, các chuyên gia tư vấn đã đặt ra các vấn đề cần giải quyết để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Trong đó, việc xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu DN với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60%-70%.

Theo TS Nguyễn Thị Luyến (CIEM), để phát triển kinh tế tư nhân, trong giai đoạn 2021-2030 cần tiếp tục tạo không gian phát triển, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân, đặc biệt DN tư nhân khai thác, sử dụng nguồn lực quốc gia phân bổ lại từ khu vực kinh tế nhà nước cho phát triển. Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại các DN mà nhà nước không cần nắm giữ vốn, giảm tối đa mức nắm giữ cổ phần nhà nước.

“Việc cổ phần hóa, thoái vốn sẽ giúp tạo không gian cho DN tư nhân khai thác, sử dụng các nguồn lực thoái lui từ khu vực kinh tế nhà nước (ngành, lĩnh vực kinh doanh, vốn, tài nguyên, nhân lực, thị trường, v.v...) để thế chỗ cho các DN Nhà nước” - TS Nguyễn Thị Luyến nói.

TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng CIEM- Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, cũng cho rằng: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm (2021-2030), phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi: Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh;

Chiến lược cũng nhấn mạnh: Cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước.

Các mục tiêu cụ thể

- Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,7%.

- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ đạt tối thiểu 68 tuổi.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%-40%. Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm xuống dưới 20% trong tổng lao động nền kinh tế.

- Tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%-43%. Tỉ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%. Giảm ít nhất 8% lượng phát thải khí nhà kính. 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.

- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3%-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia. So với kịch bản phát triển thông thường (kịch bản không có hành động chủ đích để giảm nhẹ phát thải).

PHONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Là trụ đỡ kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân "không muốn lớn"

Vũ Long |

Doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sự thiếu tự tin khiến nhiều doanh nghiệp không muốn lớn.

Đại tướng Tô Lâm: Cà Mau cần phát huy kinh tế biển, liên kết vùng

NHẬT HỒ |

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 ngày 27.10, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh Cà Mau cần phát huy kinh tế biến gắn với liên kết vùng, để phát triển nhanh và bền vững.

Kinh tế 24h: Giá xăng sắp điều chỉnh giảm; Giá đặc sản miền Trung tăng mạnh

Khương Duy |

Chợ miền Trung tại TPHCM: Thiếu nguồn cung, đặc sản vùng miền tăng giá mạnh; Giá xăng vào đà giảm?; Ngành dệt may Châu Á - TBD chịu tác động nặng nề do COVID-19... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Là trụ đỡ kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân "không muốn lớn"

Vũ Long |

Doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sự thiếu tự tin khiến nhiều doanh nghiệp không muốn lớn.

Đại tướng Tô Lâm: Cà Mau cần phát huy kinh tế biển, liên kết vùng

NHẬT HỒ |

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 ngày 27.10, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh Cà Mau cần phát huy kinh tế biến gắn với liên kết vùng, để phát triển nhanh và bền vững.

Kinh tế 24h: Giá xăng sắp điều chỉnh giảm; Giá đặc sản miền Trung tăng mạnh

Khương Duy |

Chợ miền Trung tại TPHCM: Thiếu nguồn cung, đặc sản vùng miền tăng giá mạnh; Giá xăng vào đà giảm?; Ngành dệt may Châu Á - TBD chịu tác động nặng nề do COVID-19... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.