Kinh tế thế giới biến chuyển như thế nào sau suy thoái vì COVID-19?

Đức Mạnh (dịch) |

Tốc độ phục hồi của nền kinh tế sau cuộc suy thoái vào năm 2020 đã khiến nhiều chuyên gia dự báo bất ngờ. Sản lượng của 38 nước OECD cộng lại đã vượt qua mức trước khủng hoảng vài tháng trước.

Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) ở mức 5,7%. Tổng thu nhập hộ gia đình, được điều chỉnh theo lạm phát, cao hơn mức trước khủng hoảng.

Bức tranh tổng thể sáng màu ngay cả khi một số biến thể của COVID-19 mới xuất hiện trong năm. Tuy nhiên, đại dịch đã tạo ra sự phân hoá rõ rệt giữa các nước với nhau và có thể kéo dài sang năm 2022.

5 chỉ số kinh tế và tài chính đã được thu thập để đánh giá những khác biệt này gồm GDP, thu nhập hộ gia đình, hiệu suất thị trường chứng khoán, chi phí vốn và nợ Chính phủ của 23 quốc gia giàu có trong OECD.

Một số quốc gia vẫn ở trong hố sâu suy thoái, trong khi những nước khác lại bứt phá tốt hơn so với trước đại dịch. Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển đều nằm ở top đầu. Nền kinh tế Mỹ đã vận hành khá tốt. Tuy nhiên, nhiều nước lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Đức và Ý lại kém khả quan hơn, nhất là Tây Ban Nha.

Sự thay đổi về tổng sản lượng kể từ cuối năm 2019 đã cung cấp một bức tranh toàn diện về sức khỏe kinh tế. Một vài quốc gia dường như rất dễ bị tổn thương bởi các lệnh cấm du lịch và sụt giảm trong chi tiêu dịch vụ. Điều này thể hiện rõ nét ở các quốc gia ở Nam Âu, nơi phụ thuộc lớn vào du lịch.

Các nước khác, bao gồm Bỉ và Anh, ghi nhận số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở mức cao khiến chi tiêu của người tiêu dùng bị hạn chế.

 
Những chỉ số chính của 11 nền kinh tế lớn trong khối OECD thay đổi sau suy thoái vì COVID-19.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nơi tác động của COVID-19 tương đối nhẹ, thị trường lao động không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản hầu như không nhúc nhích kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ngược lại, tỉ lệ này ở Tây Ban Nha lại tăng 3% trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2020.

Một số Chính phủ còn bù đắp cho thu nhập sụt giảm của người dân bằng các gói hỗ trợ kinh tế. Ở Mỹ, dù tỉ lệ thất nghiệp tăng cao khi nền kinh tế suy thoái, các hộ gia đình vẫn nhận được hơn 2 triệu USD từ chính phủ dưới dạng trợ cấp thất nghiệp và gói kích thích kinh tế. Canada cũng làm tương tự.

Tuy nhiên, các quốc gia khác, chẳng hạn như Baltic, lại tập trung sức mạnh tài chính vào việc bảo vệ dòng tiền của các công ty hoặc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe.

Áo và Tây Ban Nha dường như không bảo toàn việc làm cũng như không hỗ trợ cho những người yếu thế. Vì thế nên ở cả 2 nước này, thu nhập thực tế của hộ gia đình vẫn thấp hơn mức trước đại dịch khoảng 6%.

Về các doanh nghiệp, hiệu suất của thị trường chứng khoán cho thấy sức khỏe của họ. Đồng thời, nó cũng thể hiện sức hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Anh có ít công ty trong lĩnh vực tăng trưởng cao khiến quốc gia này không hưởng lợi nhiều từ việc áp dụng công nghệ do đại dịch gây ra cũng như từ lãi suất thấp hơn.

Mỹ, quốc gia có rất nhiều công ty lớn, đã chứng kiến ​​một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán.

3 trong số 10 công ty lớn nhất theo vốn hóa thị trường trên thị trường Đan Mạch nằm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đây là những cổ phiếu triển vọng để giữ trong đại dịch.

Trên bình diện thứ tư, chi phí vốn cung cấp thước đo mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng trong tương lai.

Một số quốc gia hiện đang trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Như ở Mỹ, các doanh nghiệp đã tìm thấy các cơ hội do đại dịch tạo ra, từ đó tập trung đầu tư vào các công nghệ giúp làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

Vào tháng 10, ngân hàng Goldman Sachs, dự báo rằng, các công ty thuộc nhóm S&P 500 sẽ bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển trong năm 2022 nhiều hơn 18% so với năm 2019.

Ngược lại, đầu tư vào một số ngành khác lại ảm đạm hơn. Na Uy đã chứng kiến ​​sự cắt giảm đối với đầu tư dầu khí.

Chỉ số cuối cùng chính là nợ công. Một khoản nợ của chính phủ phình ra sẽ tệ hơn một khoản nợ nhỏ bởi nó có thể cho thấy khả năng tăng thuế lớn hơn cũng như cắt giảm chi tiêu trong tương lai.

Đà phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục vào năm 2022 bất chấp sự lan rộng của biến thể Omicron. OECD kỳ vọng một số quốc gia có sự thể hiện chưa tốt sẽ sớm bắt kịp các nước khác.

Vào cuối năm tới, OECD dự kiến tổng GDP của 3 quốc gia top đầu sẽ cao hơn 5% so với trước đại dịch. Trong khi đó, triển vọng với 3 nước cuối bảng chỉ là hơn 1%. Điều này ngụ ý những tác động không đồng đều tới nhiều kinh tế sẽ còn kéo dài trong tương lai.

Đức Mạnh (dịch)
TIN LIÊN QUAN

Dự báo năm Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm muộn hơn 2 năm so với dự báo trước đó.

Fed tăng lãi suất, ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Đức Mạnh |

Trước cơn bão điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhiều người đặt câu hỏi về tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam ở những lĩnh vực như chứng khoán, tỉ giá, dòng vốn đầu tư... sẽ như nào.

4 kịch bản tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế

Hương Nguyễn |

Biến thể Omicron xuất hiện đã ngay lập tức tác động vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, biến thể này có thể gây suy giảm đà tăng trưởng nhưng chỉ là tạm thời và không vô hiệu hóa hoàn toàn hiệu quả của các vaccine COVID-19 hiện nay.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Dự báo năm Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm muộn hơn 2 năm so với dự báo trước đó.

Fed tăng lãi suất, ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Đức Mạnh |

Trước cơn bão điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhiều người đặt câu hỏi về tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam ở những lĩnh vực như chứng khoán, tỉ giá, dòng vốn đầu tư... sẽ như nào.

4 kịch bản tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế

Hương Nguyễn |

Biến thể Omicron xuất hiện đã ngay lập tức tác động vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, biến thể này có thể gây suy giảm đà tăng trưởng nhưng chỉ là tạm thời và không vô hiệu hóa hoàn toàn hiệu quả của các vaccine COVID-19 hiện nay.