Kinh tế số hóa tại Việt Nam: Chọn lối đi nào để không tụt hậu?

KHÁNH HOÀ |

Tại Việt Nam, sự phát triển của các mô hình số hóa như Uber, Grab trong lĩnh vực giao thông vận tải hay Facebook, Viber trong lĩnh vực thông tin truyền thông đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn với mô hình doanh nghiệp truyền thống. Đó là những vấn đề sẽ được “nói thẳng - nói thật” tại Hội thảo “Kinh tế số hóa - Thế giới không chờ chúng ta” được tổ chức tại TP.Hà Nội ngày hôm nay (23.10).

Kinh tế số hoá: Tiện ích và xung đột

Nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với hiệu suất kinh tế vượt trội, các mô hình kinh tế mới đang tạo ra những biến đổi căn bản trong nhiều ngành công nghiệp, từ thông tin truyền thông (Facebook, Tencent), giải trí (Netflix, Pinterest), đến GTVT (Uber, Didi Chungxing), khách sạn (Airbnb), phân phối, bán buôn và bán lẻ (Amazon, Alibaba)... Các tập đoàn kinh tế số đã tạo ra những thay đổi quan trọng trên chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Việt Nam, sự phát triển của các mô hình số hóa đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội nhưng cũng tạo ra những mâu thuẫn với mô hình doanh nghiệp truyền thống. Điển hình nhất là cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Grab, Uber khiến các nhà quản lý Việt Nam đau đầu.

Các chuyên gia nhận định: “Luật và các chính sách ở Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế số” và “Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về công nghệ thông tin phù hợp trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Các vấn đề nêu trên không chỉ là áp lực, thách thức hoặc là cơ hội phát triển cho riêng doanh nghiệp hay một ngành nghề nào tại Việt Nam mà trên hết, đây là bài toán chiến lược với Chính phủ Việt Nam, là giai đoạn then chốt đưa ra những quyết sách vĩ mô, vi mô để bắt kịp CMCN 4.0 thay vì bỏ lỡ cơ hội và đứng trước nguy cơ tụt hậu khi mà nhiều quốc gia khác đã có sự chuẩn bị cả về chiến lược cũng như mạnh dạn dấn bước cho một sự chuyển đổi số cấp độ quốc gia.

Kỳ vọng nội lực hay phá bỏ rào cản pháp lý?

TS Nguyễn Xuân Hải, Giảng viên Kinh tế, Đại học Trung hoa của Hồng Kông Trưởng nhóm, Nhóm Chính sách Kinh tế, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam cho rằng Việt Nam đang đứng trước lựa chọn giữa hai kịch bản pháp lý.

Một là “bế quan toả cảng” về công nghệ thông tin và đặt kỳ vọng vào nội lực quốc gia. Đây là câu chuyện của Trung Quốc, khi quốc gia này gần như cấm triệt để sự có mặt trong nước của các công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, như Google, Facebook hay Amazon, và các sản phẩm công nghệ mới như Bitcoin. Thay vào đó, họ tạo cơ sở cho sự phát triển của các công ty nội địa như: Baidu, Alibaba, Huawei hay Xiaomi. Đến nay, các Cty Trung Quốc không những dẫn đầu “cuộc cách mạng lần thứ tư” ở Trung Quốc mà còn có thể xâm nhập và cạnh tranh ở các thị trường quốc tế.

Hai là phá bỏ tối đa các rào cản pháp lý để các công ty và công nghệ tiên tiến nhất tự do du nhập với kỳ vọng đâu đó trong chuỗi giá trị số hoá, Việt Nam tìm được vị thế của riêng mình. Đây là câu chuyện của các nước Tây Âu, Australia, New Zealand, hay gần hơn là Hồng Kông và Singapore. Khi các Cty và công nghệ quốc tế tự do tham gia vào thị trường, đó sẽ chính là đòn bẩy, là đầu kéo cho nền kinh tế số hoá nội địa đi lên và nhanh chóng đứng ngang tầm với các quốc gia phát triển khác.

Mỗi kịch bản đều đem theo mình những rủi ro riêng. Do đó, kết nối hay không kết nối sẽ là lựa chọn mang tính chiến lược cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Người tiêu dùng phải được bảo vệ

Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến và số lượng này ngày càng tăng nhanh nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường di động. Thói quen mua sắm mới này ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, như việc bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, đảm bảo thông tin trung thực về sản phẩm, cũng như việc giải quyết khiếu nại phát sinh từ thương mại điện tử.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Thiên Hương - nghiên cứu sinh, chuyên gia tư vấn luật - AVSE Global, Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xây dựng khung pháp lý cho kinh tế số. Chỉ số an ninh mạng Quốc gia do Liên hiệp Viễn thông Quốc tế đánh giá cho thấy Việt Nam đang đứng ở vị trí 101 trong 193 nước được đánh giá, thấp hơn cả Indonesia (vị trí thứ 70), Lào (vị trí thứ 77), Campuchia (vị trí thứ 92) và Myanmar (vị trí thứ 100). Hệ thống luật Việt Nam liên quan đến an ninh mạng bị đánh giá còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đủ các cơ chế bảo vệ hiệu quả người sử dụng mạng khi còn tồn tại rất nhiều “lỗ hổng”.

Tuy nhiên, theo thống kê Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) năm 2015, hiện 90% người tiêu dùng Việt Nam không biết cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 70% số người không hài lòng với các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện mà họ đã sử dụng, do sợ mất thời gian, không tin vào cơ chế, đơn độc và sợ tốn tiền. Vì thế, theo chuyên gia Lê Thị Thiên Hương, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể về kinh tế số, xây dựng khuôn khổ cho vấn đề này một cách tổng thể, phù hợp với tầm nhìn xa, sâu rộng.

Trước bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu xây dựng chuỗi Diễn đàn Kinh tế số hóa hằng năm VDEF vì một Việt Nam phát triển mạnh mẽ về tri thức và công nghệ. VDEF 2018 được tổ chức từ ngày 15-17.1.2018 tại TPHCM và trước thềm VDEF 2018, ba hội thảo với các chủ đề “Kinh tế số: Thế giới không chờ chúng ta”; “Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đâu là điểm bắt đầu?” và “Phát triển nhân lực 4.0: Đâu là điểm bắt đầu” lần lượt được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

KHÁNH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.