Kiên quyết xử lý các dự án đầu tư công "ỳ ạch", không để dây dưa

Vũ Long |

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rốt ráo thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng qua vẫn rất “ỳ ạch”

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước ước đạt 109.600 tỉ đồng, bằng 20,6% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có 7 bộ và 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25%, nhưng có tới 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 17%. Đây là tỉ lệ rất thấp.

Ngoài một số đơn vị, địa phương có tỉ lệ giải ngân cao là Ngân hàng Chính sách xã hội (91,12%), Ngân hàng phát triển Việt Nam (59,64%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (48,86%), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (35,76%), Bình Thuận (33,9%), Phú Thọ (33,4%), còn lại nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa hoàn thành mục tiêu các dự án đầu tư công, cản trở đến tăng trưởng kinh tế. 

Lý giải nguyên nhân tỉ lệ giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2022 đạt thấp, Bộ KHĐT cho rằng do các chủ đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hiện, còn 17 bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân.

Bên cạnh đó, các dự án khởi công mới đang thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, đang lập thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán nên chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao.

Xử lý người đứng đầu bộ, ngành giải ngân đầu tư công “ỳ ạch”

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ cho tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa đối với nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế có nhiều ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 như hiện nay.

Năm 2022, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ngoài cải cách các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng để tăng trưởng xuất nhập khẩu, phát triển du lịch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công... Đây là những lĩnh vực quan trọng tạo "thế chân vạc" hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2022. Trong đó, đầu tư công tiếp tục được coi là động lực chính đóng góp tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Tuy nhiên, hơn 4 tháng trôi qua, nhưng giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 18,48% kế hoạch. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 4.2022, có 12/51 bộ, cơ quan Trung ương và 6/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đồng thời, có 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 17%; trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các Tổ công tác cũng sẽ xem xét trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công tại từng bộ ngành, địa phương; đồng thời xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.

Theo kiến nghị của Bộ KHĐT, đối với số vốn ngân sách Trung ương còn lại chưa phân bổ của 12 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương, Bộ KHĐT kiến nghị Chính phủ giao bộ có văn bản yêu cầu các cơ quan trên cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn. Trường hợp không điều chỉnh được, các địa phương có văn bản gửi Bộ KHĐT đề nghị điều chỉnh cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu.

Bộ KHĐT sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu trước ngày 30.6 theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đang gấp rút rà soát, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.

Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - nêu rõ, đối với các chủ đầu tư không giải ngân hết kế hoạch vốn giao năm 2021 thì tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trường hợp đến hết quý II/2022, các chủ đầu tư này vẫn tiếp tục chậm trễ tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, UBND tỉnh sẽ xem xét xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quảng Trị: Không tiêu hết vốn đầu tư công, người đứng đầu chịu trách nhiệm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Năm 2022 này, tổng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Trị là hơn 3.458 tỉ đồng. Tuy nhiên, cũng như những năm gần đây, giải ngân vốn đầu tư công hiện rất chậm. Trong đó, việc giải ngân vốn vay ưu đãi nước ngoài (vốn ODA) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế, nhưng đến hết ngày 31.3.2022, giải ngân vốn ODA của Quảng Trị là 0%.

Ninh Bình: Xử lý người đứng đầu nếu chậm giải ngân vốn đầu tư công

TRƯỜNG HÙNG |

Ninh Bình - Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Bình đang quyết liệt triển khai các dự án theo đúng tiến độ và giải ngân nguồn vốn đầu tư nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Dương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thiện các dự án hạ tầng

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đang đốc thúc các sở ngành, địa phương đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để nhanh chóng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quảng Trị: Không tiêu hết vốn đầu tư công, người đứng đầu chịu trách nhiệm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Năm 2022 này, tổng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Trị là hơn 3.458 tỉ đồng. Tuy nhiên, cũng như những năm gần đây, giải ngân vốn đầu tư công hiện rất chậm. Trong đó, việc giải ngân vốn vay ưu đãi nước ngoài (vốn ODA) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế, nhưng đến hết ngày 31.3.2022, giải ngân vốn ODA của Quảng Trị là 0%.

Ninh Bình: Xử lý người đứng đầu nếu chậm giải ngân vốn đầu tư công

TRƯỜNG HÙNG |

Ninh Bình - Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Bình đang quyết liệt triển khai các dự án theo đúng tiến độ và giải ngân nguồn vốn đầu tư nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Dương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thiện các dự án hạ tầng

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đang đốc thúc các sở ngành, địa phương đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để nhanh chóng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng.