Ảnh hưởng do dịch COVID-19:

Kiến nghị giãn nợ và hỗ trợ doanh nghiệp tìm thị trường mới

Hoàng Văn Minh – Phương Linh |

Dịch cúm COVID-19 đã và đang làm cho du lịch miền Trung ảnh hưởng. Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền Trung kiến nghị chính quyền hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách giãn nợ, chậm nộp thuế, tìm kiếm thị trường khách du lịch mới để thay thế cho khách Trung Quốc, Hàn Quốc…

Người lao động phải nghỉ việc

Khánh Hòa là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt dịch cúm COVID-19 đang diễn ra do Trung Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Khánh Hòa. Chỉ tính riêng năm 2019, Nha Trang - Khánh Hòa đón hơn 2,4 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm hơn 70% lượng khách quốc tế của tỉnh. Tuy nhiên gần đây, khách Trung Quốc gần như vắng bóng, nhiều khu du lịch lớn như Trăm Trứng (xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) phải tạm đóng cửa trong 40 ngày. Khu du lịch Trăm Trứng đóng cửa, kéo theo hơn 400 lao động mất việc tạm thời. Khu du lịch Hòn Tằm cũng buộc phải tạm ngưng một số khu vực do lượng du khách Trung Quốc giảm đột ngột vì dịch COVID-19 khiến ít nhất 300 nhân viên của khu du lịch này phải nghỉ việc.

Về lưu trú, những khách sạn trước đây đa số khách Trung Quốc lưu trú giờ đây trở nên vắng bóng. Thị trường khách quốc tế lớn nhất bỗng dưng mất trắng, có khách sạn chọn phương án đóng cửa… chờ qua giai đoạn khó khăn. Tổng quản lý một khách sạn 4 sao trên đường Trần Phú bần thần kể: “Từ ngày 26.1 đến nay, chúng tôi mất gần 10 tỉ đồng vì khách hủy phòng. Khách sạn công suất bình quân 70% nay chỉ đạt 10%, mỗi ngày mất 300 phòng, thiệt hại về lâu dài chưa tính được”.

Tại Đà Nẵng, theo ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch - các khách sạn trên địa bàn thành phố đã đồng loạt giảm công suất khai thác từ 30-40% so với cùng kỳ. Một số khách sạn công suất khai thác thậm chí chỉ còn từ 10-20% và chủ yếu là các khách lẻ và khách online. Công suất các điểm đến du lịch cũng giảm từ 30-40% so với cùng kỳ. Một số khách sạn, khu điểm cũng tính tới phương án giảm thiểu nhân sự, làm việc theo ca để giảm chi phí lương, chi phí điện nước... Tình hình hoạt động của vận chuyển khách du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng với công suất khai thác chỉ còn 40-50% và gặp rất nhiều khó khăn trong khi hầu hết đều có sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Hoạt động đường thủy cũng giảm công suất đến 70%.

Hiện nay, đường hàng không đã hủy toàn bộ chuyến bay đi và đến Trung Quốc; các đường bay từ thị trường khách cũng giảm thiểu rất nhiều. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hướng dẫn viên du lịch, đa số hướng dẫn viên tiếng Trung bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, khách đến từ Hàn Quốc và các thị trường khách bắt đầu hủy tour đến Đà Nẵng.

Đề nghị giãn nợ…

Ông Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa - nhận định, thiệt hại mà dịch cúm COVID-19 gây ra cho địa phương này là “rất nặng nề, dù con số cụ thể chưa thống kê được nhưng đa số thành viên hiệp hội đều bị ảnh hưởng rất lớn”. Ông Vinh đánh giá tác động kinh tế du lịch sẽ còn dài, nhanh nhất thì cũng phải 5-6 tháng nữa. “Vì vậy giải pháp trước mắt, Hiệp hội đề nghị các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ cho các doanh nghiệp để họ vượt qua khó khăn”.

Trong cuộc làm việc mới đây với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - kiến nghị lãnh đạo thành phố, các ban ngành và cả hệ thống chính trị cùng đồng hành để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn bằng một số chính sách cụ thể: Giãn thời gian nộp thuế quý IV/2019; miễn/giảm chi phí vé tham quan ở các điểm di tích do thành phố quản lý; có chính sách linh hoạt cho các công ty lữ hành trong việc được hoàn hoặc dời phí đặt cọc vé máy bay đến các thị trường có ảnh hưởng của dịch…

Cũng tại cuộc làm việc với Hiệp hội Du lịch thành phố, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn là cần bình tĩnh, tiếp tục hoạt động, xây dựng kế hoạch xúc tiến, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm các thị trường khách mới. Trong việc tìm kiếm thị trường mới, ông Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh cần tìm phân khúc khách hàng có thu nhập cao hơn cũng là những giải pháp có thể đáp ứng được nhu cầu và nắm bắt cơ hội mới để cơ cấu lại nguồn khách có thu nhập cao, nắm bắt cách làm của các quốc gia khác để phát triển về mô hình du lịnh bền vững, minh bạch hơn…

Theo ông Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa - thì khủng hoảng dịch COVID-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường môi trường du lịch an toàn.

Theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) - thì Việt Nam cần lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai một số chiến dịch nhằm khôi phục các thị trường quốc tế. Đặc biệt những thị trường quốc tế không nằm trong vùng dịch vẫn đang diễn ra tương đối bình thường do vậy cần đẩy mạnh hoạt động cả du lịch inbound (đón khách quốc tế vào Việt Nam) và outbound (đưa khách Việt Nam ra nước ngoài) ở những thị trường này. Ngay từ lúc này, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai kế hoạch xúc tiến mạnh mẽ tại các thị trường tiềm năng của Du lịch Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Âu… Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng cần sẵn sàng tham gia tích cực các sự kiện quảng bá xúc tiến ở trong và ngoài nước để thu hút thị trường khách du lịch ngay khi dịch bệnh được khống chế, không chờ dịch hết mới triển khai.

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) cho biết: Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ đại diện cho 7.000 doanh nghiệp thành viên, tổng hợp ý kiến của các Sở Du lịch, Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch địa phương và doanh nghiệp du lịch trên cả nước đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực như: Miễn, giảm tiền điện nước, tiền thuê đất, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn visa và các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất…

Đà Nẵng mở rộng thị trường du lịch từ Nga, Ấn độ

Ngành Du lịch Đà Nẵng đang tiến hành tái cơ cấu lại các thị trường khách quốc tế, chuyển hướng đến các thị trường tiềm năng và không để bị phụ thuộc vào một vài thị trường như hiện nay. Cụ thể, bước đầu Sở Du lịch Đà Nẵng đã đạt mục tiêu đa dạng hóa thị trường bằng việc tăng trưởng một số nguồn khách như Thái Lan, Hồng Kông, Australia, Đức và các nước Châu Âu… Đáng chú ý, đầu quý II/2020, đường bay quốc tế từ các TP miền Trung của Nga là Novosibirsk, Krasnoyask, Irkutsk đến Đà Nẵng sẽ khai trương, dự kiến sẽ đưa khoảng 15.000 khách. Ngày lưu trú của các khách này trong mỗi chuyến đến Đà Nẵng lên tới 13 đêm.

Trong tháng 5.2020, Đà Nẵng tiếp tục sẽ có thêm đường bay đi New Delhi (Ấn Độ) với tần suất 5 chuyến/tuần; dự kiến mỗi tháng đưa khoảng 3.500 khách Ấn Độ đến Đà Nẵng. Cùng với đó, bà Trương Thị Hồng Hạnh cho biết, Sở Du lịch Đà Nẵng đang phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng chương trình kích cầu du lịch trên toàn địa bàn, dự kiến sẽ huy động tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia, với mong muốn đưa ra những giá trị tăng thêm cho du khách, đồng thời kết nối giới thiệu những dịch vụ mới của các DN. Thuỳ Trang

Hoàng Văn Minh – Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Đối phó với COVID-19: Du lịch ĐBSCL tìm cách níu chân khách bằng sự an tâm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các lễ hội tháng Giêng bị đình, hoãn. Những điểm đến giảm khách, các cơ sở lưu trú được giám sát chặt. Tâm lý lo sợ dịch bệnh COVID-19 đã khiến ngành du lịch ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn.

Hành trình dích dắc của các siêu tàu du lịch vì nỗi sợ COVID-19

HỒNG HẠNH |

Các hãng tàu du lịch lớn đã thay đổi hành trình của họ ở Châu Á để tránh ghé các cảng lớn tại Thượng Hải, Hong Kong và Singapore trong bối cảnh lo ngại về COVID-19.

Du lịch về đất Phật lên ngôi

Văn Thành |

Du lịch văn hoá - tâm linh đang là xu hướng của những người trung tuổi và đã lan sang cả giới trẻ. Một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn do thuận tiện về đường bay chính là đất Phật - Ấn Độ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Đối phó với COVID-19: Du lịch ĐBSCL tìm cách níu chân khách bằng sự an tâm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt các lễ hội tháng Giêng bị đình, hoãn. Những điểm đến giảm khách, các cơ sở lưu trú được giám sát chặt. Tâm lý lo sợ dịch bệnh COVID-19 đã khiến ngành du lịch ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn.

Hành trình dích dắc của các siêu tàu du lịch vì nỗi sợ COVID-19

HỒNG HẠNH |

Các hãng tàu du lịch lớn đã thay đổi hành trình của họ ở Châu Á để tránh ghé các cảng lớn tại Thượng Hải, Hong Kong và Singapore trong bối cảnh lo ngại về COVID-19.

Du lịch về đất Phật lên ngôi

Văn Thành |

Du lịch văn hoá - tâm linh đang là xu hướng của những người trung tuổi và đã lan sang cả giới trẻ. Một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn do thuận tiện về đường bay chính là đất Phật - Ấn Độ.