Sau vụ mở tờ khai hải quan lúc nửa đêm:

Kiến nghị giải tỏa, thông quan toàn bộ lượng gạo tại các cảng

Nguyễn Phấn Đấu |

Chủ trương của Chính phủ xuất khẩu trở lại 400.000 tấn gạo trong tháng 4 này được các địa phương, doanh nghiệp phấn khởi đón nhận. Tuy nhiên có một nghịch lý: Hàng chục ngàn tấn gạo đang nằm tại các cảng do lệnh tạm ngưng xuất khẩu ngày 23.3 lại không được xuất khẩu đợt này. Vì sao vậy?

Khai hải quan lúc nửa đêm

Ngày 15.4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có văn bản số 58/CV/HHLTVN do Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Ngọc Nam ký gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ liên quan về tình hình khai báo Hải quan (HQ) của các hội viên VFA là thương nhân xuất khẩu (XK) gạo sau khi văn bản số 1106/QĐ-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11.4.

Theo đó, vào ngày 10.4, sau 18 ngày hàng hóa nằm ngoài cảng chờ lệnh cho phép XK trở lại, các thương nhân nhận được Quyết định 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch XK gạo tháng 4 là 400.000 tấn. Các thương nhân trông chờ hướng dẫn chính thức cho đăng ký tờ khai từ Tổng cục Hải quan. Nhiều thương nhân đã trực suốt từ cột mốc 0 giờ ngày 11.4 cho đến 23 giờ cùng ngày để khai báo HQ nhưng không được phản hồi vì hệ thống vẫn bị khóa. Họ không nghĩ rằng hệ thống sẽ mở lúc 0 giờ ngày 12.4 vì là ngày nghỉ cuối tuần.

Để rồi chỉ trong khoảng từ 0 giờ đến 2 giờ 30 ngày 12.4 hệ thống khai báo HQ đã mở và tiếp nhận đăng ký 399.989 tấn gạo. Cũng theo báo cáo trên, đang có hàng trăm nghìn tấn gạo của các doanh nghiệp đã chuyển đến các cảng mà chưa thể thông quan do lệnh tạm dừng XK gạo ngày 23.3. Rất nhiều trong số đó không được khai báo HQ, đồng nghĩa với việc tiếp tục nằm chờ tại cảng. Các DN phải tiếp tục chịu chi phí phát sinh, bồi thường hợp đồng và những hậu quả nặng nề khác.

Cùng ngày, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An - ông Lê Minh Đức - đã ký “báo cáo nhanh” gửi Bộ Công Thương về khó khăn, vướng mắc khi thực hiện hạn ngạch XK 400.000 tấn gạo trong tháng 4. Báo cáo nêu: Ngày 12.4, khoảng từ 1 giờ - 3 giờ, Tổng cục HQ đã cho khai HQ (khai điện tử, không được thông tin rộng rãi chính thức trước đó), tổng lượng khai đã lên đến 399.989 tấn gạo.

Hầu hết các DN XK gạo ở Long An không biết thông tin này nên không kịp khai HQ. Có 7/24 DN XK gạo của tỉnh Long An khai báo HQ được, tuy nhiên sản lượng khai báo chỉ được khoảng 8.500 tấn gạo (Long An trung bình XK 50.000 tấn/tháng). Số lượng gạo XK đã khai chiếm tỉ lệ quá thấp so với số lượng hợp đồng dự tính XK trong tháng 4. Đặc biệt, nhiều DN đã đóng container tại cảng nhưng vẫn không khai báo HQ được do không biết thời gian mở cho khai HQ. Sở Công Thương Long An nhận thấy, việc triển khai thời gian khai HQ trên là thiếu tính minh bạch, không công bằng giữa các DN. Sở Công Thương Long An báo cáo nhanh về Bộ Công Thương biết, để có hướng xử lý, tháo gỡ cho DN.

Còn theo lãnh đạo một DN XK gạo ở Tiền Giang thì đơn vị biết được thông tin về hạn ngạch XK 400 tấn gạo trong tháng 4 qua Quyết định số 1106/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ký ngày 10.4. Ngoài ra đơn vị không nhận được thông báo nào khác.

Theo doanh nghiệp này hiểu, cần có thêm thông báo chính thức của ngành HQ về thực hiện Quyết định của Bộ Công Thương. Trên thực tế, lúc 0 giờ ngày 11.4 (thứ Bảy) không hề có khai báo HQ, mà đến 0 giờ ngày 12.4 (Chủ nhật) việc này mới được triển khai. Vì vậy mà nhiều DN không thể biết để khai báo HQ. Cũng theo ông Vân, trong hạn ngạch XK 400 tấn gạo vào tháng 4, hợp lẽ nhất là phải ưu tiên cho lượng gạo của các DN đang nằm đọng tại các cảng do lệnh tạm ngưng XK đột xuất ngày 23.3. Lúc đó, nhiều DN đã tập kết gạo đến cảng, một số đã xuống tàu, hàng trăm ngàn tấn gạo để XK theo hợp đồng, nhưng phải ngưng lại hết. Các DN đã tốn kém bao chi phí để gạo nằm chờ ở cảng, giờ nếu không XK được đợt này, các DN càng khốn đốn vì chi phí logistic đội cao, chất lượng gạo bị ảnh hưởng…

Cần công khai, minh bạch

Theo báo cáo ngày 10.4 của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ “về việc XK gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn” thì vụ lúa Đông Xuân 2020 cả nước ước đạt 20,2 triệu tấn thóc (trong đó vùng Tây Nam Bộ chiếm hơn 50%), có khoảng 3 triệu tấn gạo hàng hóa dành cho XK. Đến ngày 15.3, cả nước đã XK được khoảng 1,3 triệu tấn gạo. Cũng theo báo cáo trên, chỉ riêng 92 hội viên của VFA (chiếm khoảng 75% lượng gạo XK cả nước) đang tồn kho khoảng 1,65 triệu tấn và phải giao đến 31.5 khoảng 1,38 triệu tấn cho các hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Long An - ông Lê Minh Đức, do lượng gạo tồn lớn, nhu cầu XK cao, nên các DN phải “tranh” hạn ngạch XK. Hệ quả là DN nào biết thời điểm khai HQ (bằng cách nào đó) thì “thắng”, còn DN nào “chậm chân” thì tiếp tục “ôm” gạo tồn kho, chịu bao hệ lụy.

Trong “báo cáo nhanh” ngày 15.4, VFA đã gửi kiến nghị của các DN hội viên đến Chính phủ và các bộ liên quan trước nhất cần giải tỏa, thông quan toàn bộ lượng gạo hàng hóa đã sẵn sàng tại các cảng trong thời gian sớm nhất có thể (số lượng thực tế ước không vượt quá 300.000 tấn). Đồng thời kiến nghị Tổng cục HQ cần công khai minh bạch về thời gian mở hệ thống cho khai HQ, có văn bản triển khai cụ thể để các Cục HQ địa phương và thương nhân biết,  thực hiện.

Còn trong báo cáo nhanh gửi Bộ Công Thương, Giám đốc Sở Công Thương Long An kiến nghị: Để tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới, kiến nghị Bộ Công Thương trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính về công khai minh bạch thời gian khai HQ, có văn bản triển khai thực hiện cụ thể để các DN nắm bắt thực hiện. Mặt khác, do khả năng ký kết hợp đồng của các DN là khác nhau, nên trong tổng hạn ngạch XK, Bộ Công Thương cần xem xét phân bổ tỉ lệ hạn ngạch cho DN theo thành tích XK 6 tháng trước đó, để mỗi DN đều có cơ hội XK trong tháng 5.2020 khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Theo ông Đức, vì cách làm không hợp lý mà trong hạn ngạch 400.000 tấn gạo XK đợt này, chỉ riêng 4 DN đứng đầu đã đăng ký HQ gần 200.000 tấn. Trong khi, cả tỉnh Long An (một trong những địa phương có sản lượng lúa hàng đầu cả nước) chỉ đăng ký được… 8.500 tấn, nhất là các DN trong tỉnh hiện đang tồn kho khoảng 250.000 tấn gạo và 100.000 tấn lúa. 

Nguyễn Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

Cửa khẩu Trung Quốc siết thông quan: Loạt giải pháp của Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Trung Quốc mới đây lại áp dụng các biện pháp siết hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với Việt Nam để kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã thực hiện loạt giải pháp nhằm gỡ khó.

Cần tăng năng lực thông quan tại các cửa khẩu

Cao Nguyên |

Trong khi hoạt động thương mại tại biên giới Việt - Trung đã và đang dần hồi phục nhưng năng lực thông quan vẫn còn hạn chế, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến nghị các địa phương, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan phải chủ động, theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc. Ngoài ra, cần đặt ưu tiên trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân và người lao động...

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Cửa khẩu Trung Quốc siết thông quan: Loạt giải pháp của Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Trung Quốc mới đây lại áp dụng các biện pháp siết hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với Việt Nam để kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã thực hiện loạt giải pháp nhằm gỡ khó.

Cần tăng năng lực thông quan tại các cửa khẩu

Cao Nguyên |

Trong khi hoạt động thương mại tại biên giới Việt - Trung đã và đang dần hồi phục nhưng năng lực thông quan vẫn còn hạn chế, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến nghị các địa phương, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan phải chủ động, theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc. Ngoài ra, cần đặt ưu tiên trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân và người lao động...