Kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại để xuất khẩu gỗ bền vững

Vũ Long |

Tình trạng gian lận thương mại khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm lâm nghiệp của Việt Nam sang Mỹ và các nước có nguy cơ gặp rủi ro lớn.

Dấu hiệu về tình trạng "núp bóng" để trốn xuất xứ

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), không thể phủ nhận cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành gỗ mở rộng xuất khẩu, đặc biệt ở những thị trường chiến lược.

Số liệu xuất khẩu từ Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng, từ 43% năm 2018 trên tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, lên 50% năm 2019, và 53% vào 8 tháng của năm 2020.

Tuy nhiên, cơ hội cũng đồng hành với các rủi ro về gian lận thương mại.

“Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra mặt hàng gỗ dán của Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ. Bên cạnh mặt hàng gỗ dán, hiện còn có 2 mặt hàng mà đang có tín hiệu rủi ro, đó là mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm làm từ gỗ dán và ghế sofa có khung làm từ gỗ dán” – ông Đỗ Xuân Lập cảnh báo.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 8 tháng của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam sang Mỹ tăng trên 80%, kim ngạch xuất khẩu khung ghế sofa có khung làm từ gỗ dán sang Mỹ tăng trên 40%.

Cùng lúc đó, nhập khẩu thành phẩm làm các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng lần lượt là 153% với bộ phận làm tủ bếp. Đối với mặt hàng gỗ dán đã cắt thành từng bộ phận để làm sofa, số lượng nhập khẩu mặt hàng này tăng vọt lên vài nghìn mét khối/tháng trong nhiều tháng qua, dù trước đó cả năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 Việt Nam không hề nhập khẩu mặt hàng này.

“Chúng ta cũng thấy các nhà máy của Trung Quốc đầu tư vào sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam tăng vọt. Rõ ràng đã chuyển lợi thế của chúng ta cho lợi thế của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc.

Thông tin từ các hiệp hội địa phương cũng cho biết hiện có một số doanh nghiệp Trung Quốc đang thuê pháp nhân một số doanh nghiệp của Việt Nam để nhập khẩu những sản phẩm đã hoàn thiện để xuất khẩu sang Mỹ. Đây là những dấu hiệu về gian lận thương mại tương đối rõ ràng” – ông Đỗ Xuân Lập thẳng thắn nêu ý kiến.

Kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại để cứu ngành gỗ

Kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại là vấn đề sống còn với ngành gỗ, bởi thực tế cho thấy Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra mặt hàng gỗ dán của Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ để kiểm tra tình trạng “núp bóng” doanh nghiệp Việt Nam để gian lận thương mại.

Theo Chủ tịch Vifores Đỗ Xuân Lập, ngày 1.3.2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức tiếp nhận đơn khởi kiện của Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng Hoa Kỳ đề nghị điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đối với mặt hàng ván dán (mã HS 4412) xuất khẩu từ Việt Nam do có nghi ngờ có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tiếp đó, ngày 6.9.2020, DOC đã quyết định khởi xướng điều tra, gửi bản câu hỏi khảo sát về số lượng và giá trị xuất khẩu ván dán sang Hoa Kỳ cho 55 doanh nghiệp Việt Nam và yêu cầu hoàn thành và gửi câu trả lời về DOC trước ngày 24.9.2020. Sau ngày 24.9.2020, DOC sẽ lựa chọn doanh nghiệp điều tra bắt buộc và tiến hành điều tra sơ bộ.

Để xuất khẩu gỗ bền vững, cần kiểm soát tốt gian lận thương mại. Ảnh minh họa: Vũ Long
Để xuất khẩu gỗ bền vững, cần kiểm soát tốt gian lận thương mại. Ảnh minh họa: Vũ Long

Hàn Quốc cũng áp thuế chống bán phá giá tạm thời với ván dán của Việt Nam. Ngày 26.5.2020, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với ván dán nhập khẩu từ Việt Nam từ 9,18% đến 10,65%. Hiện nay, phía Hàn Quốc đã kết thúc điều tra thực tế tại các doanh nghiệp và sẽ công bố quyết định chính thức vào cuối tháng 9.2020.

Rõ ràng là tình trạng “núp bóng” doanh nghiệp sẽ khiến nguy cơ dòng chảy xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào nhiều thị trường lớn bị ngưng trệ và nếu không thực hiện tốt việc kiểm soát gian lận thương mại, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ gặp những rủi ro lớn.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tổ chức "hội nghị Diên Hồng" để tìm đà tăng tốc xuất khẩu gỗ

Vũ Long |

Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2025 sẽ được tổ chức để tìm giải pháp giúp ngành gỗ "bứt phá" trong thời gian tới.

Xuất khẩu gỗ đến 2025: Xây dựng thương hiệu để đạt 20 tỉ USD/năm

Vũ Long |

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 9 đạt 1.131 tỉ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ 2019. Thực thi EVFTA, ngành gỗ cần tìm hướng đi mới.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ cán mốc 12,5 tỉ USD cuối năm nay

Vũ Long |

Căn cứ kết quả sản xuất 8 tháng vừa qua, dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt kim ngạch 12,5 tỉ USD trong năm 2020.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tổ chức "hội nghị Diên Hồng" để tìm đà tăng tốc xuất khẩu gỗ

Vũ Long |

Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2025 sẽ được tổ chức để tìm giải pháp giúp ngành gỗ "bứt phá" trong thời gian tới.

Xuất khẩu gỗ đến 2025: Xây dựng thương hiệu để đạt 20 tỉ USD/năm

Vũ Long |

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 9 đạt 1.131 tỉ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ 2019. Thực thi EVFTA, ngành gỗ cần tìm hướng đi mới.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ cán mốc 12,5 tỉ USD cuối năm nay

Vũ Long |

Căn cứ kết quả sản xuất 8 tháng vừa qua, dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt kim ngạch 12,5 tỉ USD trong năm 2020.