Kích thích sản xuất, tiêu dùng bằng cách nào?

Vũ Long |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa hiện giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm do người dân thắt chặt chi tiêu hoặc tăng cường tích lũy. Vì vậy, cần các giải pháp kích thích sản xuất và tiêu dùng từ nay tới hết năm 2021.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 3,4%

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê để phân tích, có thể thấy rõ: Ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 5% và nhóm xăng dầu tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm xăng dầu tăng chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao), còn lại tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch bệnh COVID-19 khiến các trường học không thể hoạt động bình thường, chuyển sang học online, nên nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm tới 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 10%; các chi phí cho nhóm hàng may mặc, cũng giảm 9,6%; nhóm phương tiện đi lại giảm 6,4%...

Như vậy, nhìn vào bức tranh tổng thể của tổng mức bán lẻ hàng hóa trong ¾ giai đoạn của năm 2021, có thể thấy người tiêu dùng chủ yếu dành chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, như: Lương thực, thực phẩm, nên nhóm hàng này vẫn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý: Doanh thu bán lẻ nhóm hàng này ổn định một phần nhờ giá lương thực tăng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng 2021 giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm mạnh nhất tới 37,1%; doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 20,7%. Doanh thu dịch vụ khác cũng giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói rằng, ngoài các nhóm hàng dịch vụ bị tác động bởi COVID-19 nên doanh thu giảm như du lịch, ăn uống, dịch vụ lưu trú, giao thông... thì nhiều nhóm hàng giảm chủ yếu do người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tích lũy để đối phó với dịch bệnh, cắt giảm những mặt hàng tiêu dùng chưa thực sự cần thiết.

Qua ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng tiện ích, phần lớn doanh thu trong thời gian gần đây đều đến từ nhóm lương thực, thực phẩm (chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, gạo, đường, mắm, muối, dầu ăn...).

Các nhóm hàng khác như thời trang, điện tử, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nước giải khát (bia, nước ngọt…) có doanh thu rất thấp.

Xu hướng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu của người dân đã hình thành từ trước Tết, để tiết kiệm tối đa chi tiêu hằng ngày trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Doanh thu của siêu thị giảm nhiều, lượng khách đến siêu thị giảm tới 50% do ảnh hưởng của COVID-19” - bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết.

Tại nhiều siêu thị lớn khác như Big C, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart, BRG Mart… để thu hút người dân mua sắm, hầu hết các siêu thị đều áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Trong đó, Saigon Co.opmart cùng với việc giảm giá nhiều mặt hàng, Saigon Co.opmart giảm giá thịt lợn đến 30%. MM Mega Market Việt Nam cũng giảm giá các sản phẩm tươi sống gồm: Thịt lợn xay giảm đến 16%; rau củ quả đến từ Đà Lạt như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%; trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn xuồng… giảm đến 17%; hải sản như cá diêu hồng giảm 15-20%...

Kích thích người dân "mở hầu bao"

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tình trạng thắt chặt chi tiêu của người dân là dấu hiệu suy giảm tổng cầu do người dân phải thực hiện “tại chỗ” nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Nhằm kích thích tổng cầu tăng mạnh làm chỗ dựa đầu tư, điều đầu tiên là cần đẩy mạnh các biện pháp để dịch bệnh được kiểm soát sớm giờ nào hay giờ đó.

Để làm được điều này, cần tăng tốc tiêm chủng cho người dân. Đồng thời, cần dỡ bỏ các "rào cản" gây khó khăn cho việc di chuyển; thúc đẩy kết nối, sôi động hoá thị trường để tăng cầu sản xuất và tiêu dùng.

“Mở cửa rộng các địa phương an toàn, linh hoạt biện pháp theo hướng tạo điều kiện để sản xuất doanh nghiệp, hộ gia đình các nhu cầu cá nhân được phát huy. Các trường học cần chuyển sang học offline (tập trung), chợ, trung tâm, nhà hàng, điểm du lịch, khu vui chơi... cần khôi phục, cho hoạt động trở lại” - PGS TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng 2021

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước tính đạt 2.779,7 nghìn tỉ đồng. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước tính đạt 977,7 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng với 35,2.

Nhóm hàng may mặc ước tính đạt 142,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,1.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 337,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,1%.

Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước tính đạt 32,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 1,2%.

Nhóm phương tiện đi lại đạt 148,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,3.

Nhóm xăng dầu các loại đạt 313,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 11,3%.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế giá trị gia tăng từ 1.11.2021?

hoàng quỳnh |

Tôi nghe nói từ ngày 1.11.2021 sẽ có một số hàng hóa, dịch vụ giảm thuế giá trị gia tăng. Xin hỏi, đó là những hàng hóa, dịch vụ nào? Mức giảm là bao nhiêu?

Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU

Anh Tuấn |

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.

Hải Phòng chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi

Mai Chi |

Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng vừa quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư để xây dựng Nhà ga hàng hóa thuộc Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.

Hà Nội lên kế hoạch đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022

Hạ Nguyên |

Hà Nội - Theo Sở Công thương, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỉ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế giá trị gia tăng từ 1.11.2021?

hoàng quỳnh |

Tôi nghe nói từ ngày 1.11.2021 sẽ có một số hàng hóa, dịch vụ giảm thuế giá trị gia tăng. Xin hỏi, đó là những hàng hóa, dịch vụ nào? Mức giảm là bao nhiêu?

Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU

Anh Tuấn |

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.

Hải Phòng chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi

Mai Chi |

Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng vừa quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư để xây dựng Nhà ga hàng hóa thuộc Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.

Hà Nội lên kế hoạch đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022

Hạ Nguyên |

Hà Nội - Theo Sở Công thương, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỉ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.