Không để tăng giá kiểu “té nước theo mưa”

Cường Ngô |

Giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng tạo áp lực tăng giá lên nhiều mặt hàng, nhất là khi giá dầu trên thế giới đang leo thang. Để hạn chế tình trạng “té nước theo mưa” tăng giá bất hợp lý theo giá xăng dầu, theo các chuyên gia kinh tế - cần phải triển khai nhiều biện pháp cấp bách.

Giá dầu thế giới leo thang

Tính đến ngày 25.5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 66,04 USD/thùng, giảm 0,01 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 24.5, giá dầu WTI đã tăng tới 2,27 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent cũng đứng ở mức 68,50 USD/thùng, tăng 0,04 USD/thùng trong phiên và đã tăng 1,9 USD so với cùng thời điểm ngày 25.5.

Việc giá dầu thế giới tăng cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động điều chỉnh giá xăng dầu và giá cả thị trường trong nước.

Đáng chú ý, Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, từ đầu năm đến nay, Quỹ bình ổn xăng dầu đã chi liên tục với mức chi cao đối với các loại xăng dầu. Trong kỳ điều chỉnh lần này, liên bộ cho biết, nếu không tiếp tục chi Quỹ bình ổn, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 756 đồng/lít/kg-2.337 đồng/lít/kg.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.426 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 19.531 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.774 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.825 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.279 đồng/kg.

Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định, giá dầu thế giới tăng sẽ tác động 2 mặt đến kinh tế Việt Nam. Ở khía cạnh tích cực, giá dầu thế giới tăng sẽ kéo theo tăng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô.

Ngoài ra, các loại thuế từ xăng, dầu (như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) cũng sẽ tăng.

Diễn biến giá dầu trong những tháng gần đây cũng tác động tích cực đến ngành khai khoáng, nhất là dầu khí (hiện đang đóng góp khoảng 7,8% trong cơ cấu GDP). Bởi lẽ đối với các tập đoàn, doanh nghiệp khai thác dầu khí là hoạt động cốt lõi - nếu giá dầu giảm xuống thấp sẽ làm giảm nguồn doanh thu, đẩy giá cổ phiếu giảm mạnh và phải chịu sức ép thoái vốn từ các nhà đầu tư.

Theo đó, tiền nộp thuế thu nhập của những doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước cũng giảm tương ứng.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho Lao Động biết, việc giá xăng dầu thế giới tăng cao đã nằm trong dự báo của các chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, cho bên không có gì đáng lo. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã có những động thái kìm giữ mức sản lượng khai thác và việc quy định mức khai thác thế nào cho hợp lý, đảm bảo nguồn cung thế giới.

“Hoạt động trở lại sản xuất của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc... đang làm cho tiêu tốn năng lượng trở nên mạnh mẽ hơn khi sản lượng dầu nhập khẩu của các quốc gia phát triển tăng lên chóng mặt.

Với Trung Quốc - họ dự báo tăng trưởng trong năm 2020 rất cao, từ 7-8%; dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng đâu đó khoảng 4%. Mức tăng lên của sản xuất kinh tế thế giới khiến giá dầu thế giới tăng lên cũng là hợp lý”, ông Thịnh nhận định.

Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu tăng

Tuy nhiên, việc giá xăng dầu leo dốc, các chuyên gia cũng nhận định đang có những yếu tố tạo áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Doanh nghiệp Việt Nam đang thích ứng với điều kiện bình thường mới, hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ sôi động trở lại, từ đó nhu cầu vốn, nguyên liệu tăng lên, từ đó mức tiêu dùng cũng tăng...

Tiến sĩ Cấn Văn Lực phân tích - giá dầu thế giới tăng cũng có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng của người dân và hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải sẽ chịu áp lực tăng chi phí đầu vào khi giá xăng dầu tăng, từ đó có thể dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, do việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, ý thức phòng chống dịch của người dân và toàn xã hội tăng cao, Việt Nam đã chuyển sang hình thức kiểm soát chặt chẽ biên giới, khoanh vùng dập dịch ngay tại gốc với phạm vi thích hợp, nền sản xuất của đất nước đã có những dấu hiệu phục hồi.

Điều này sẽ khiến nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, về lao động tăng lên. Thu nhập của người dân cũng tăng cao, đòi hỏi hàng hóa cũng phải đáp ứng đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Cầu tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao.

Trước những ý kiến lo ngại giá xăng dầu tăng khiến tình trạng “té nước theo mưa” của một số loại hàng hóa, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% trong năm 2021 như chỉ tiêu của Quốc hội, chuyên gia này cho rằng, cần thực hiện tốt một số biện pháp, như tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả.

Đặc biệt, cần có sự theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.

Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ có thể đấu thầu cần tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ công ích để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Văn Toàn, Công Phượng và dàn cầu thủ Việt đua nhau tăng giá

MINH TRIẾT |

Giá trị Văn Toàn, Công Phượng và nhiều cầu thủ Việt Nam tăng cao sau 1 năm thi đấu ấn tượng.

Đề xuất giảm giá điện đợt 3, nhưng "không được gây áp lực tăng giá năm sau"

Cường Ngô |

Làn sóng COVID-19 thứ 4 bùng phát trên diện rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Do đó, sau 2 đợt giảm giá điện, tiền điện, Bộ Công Thương đang tiếp tục xem xét báo cáo Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện đợt 3.

Giá vàng bùng nổ, dự báo một đợt tăng giá mạnh mới

Lam Duy |

Giá vàng vọt tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng trong tuần với mức tăng quy đổi tương đương hơn 500 nghìn đồng mỗi lượng.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Văn Toàn, Công Phượng và dàn cầu thủ Việt đua nhau tăng giá

MINH TRIẾT |

Giá trị Văn Toàn, Công Phượng và nhiều cầu thủ Việt Nam tăng cao sau 1 năm thi đấu ấn tượng.

Đề xuất giảm giá điện đợt 3, nhưng "không được gây áp lực tăng giá năm sau"

Cường Ngô |

Làn sóng COVID-19 thứ 4 bùng phát trên diện rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Do đó, sau 2 đợt giảm giá điện, tiền điện, Bộ Công Thương đang tiếp tục xem xét báo cáo Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện đợt 3.

Giá vàng bùng nổ, dự báo một đợt tăng giá mạnh mới

Lam Duy |

Giá vàng vọt tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng trong tuần với mức tăng quy đổi tương đương hơn 500 nghìn đồng mỗi lượng.