Đồng bằng sông Cửu Long:

Không để doanh nghiệp và người dân thiếu vốn sản xuất

Cẩm Hà |

Dịch COVID-19 cũng như những khó khăn do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vốn vay vào khu vực cũng sụt giảm mạnh song ngành Ngân hàng cho biết, sẵn sàng cung ứng đủ vốn để giúp doanh nghiệp, người dân trong vùng vượt qua khó khăn.

Nhiều khó khăn thách thức

Dữ liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tại buổi làm việc với đại diện 5 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau và Kiên Giang. Dữ liệu cho thấy, tín dụng cho khu vực ĐBSCL đạt được mức tăng rất lớn trong các năm gần đây.

Chỉ tính đến cuối năm 2019, dư nợ tín dụng toàn khu vực đạt 665.876 tỉ đồng, tăng 15% so với ngày 31.12.2018 và tăng cao hơn mức tăng trưởng chung toàn quốc (13,7%), chiếm 8,1% tổng dư nợ cho vay toàn quốc. Trong đó, tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các mặt hàng nông sản là thế mạnh của khu vực luôn có mức tăng trưởng cao hơn của toàn quốc. Cụ thể, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 22% so với cuối năm 2018 và chiếm tỉ trọng 55% dư nợ tín dụng toàn khu vực; dư nợ cho vay lúa gạo tăng 7,5%; thủy sản tăng 11,8% và rau quả tăng 15,9%.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 trở lại đây, khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức từ ảnh hưởng chung của dịch COVID-19, cũng như khó khăn riêng của vùng là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện trở lại với mức độ ngày càng gay gắt. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Điều này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng khi tín dụng của cả vùng ĐBSCL những tháng đầu năm 2020 giảm 0,27% so với cuối năm 2019 và dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng giảm 0,56%.

“Tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 2.2020 của 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau và Kiên Giang đều ở mức thấp dưới 2%” - đại diện NHNN cho biết.

Cần nhiều giải pháp tổng thể

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khu vực ĐBSCL vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) - cho hay, ngành Ngân hàng đã triển khai các giải pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới để khách hàng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất. Ngay trong đợt hạn mặn năm nay, NHNN cũng yêu cầu chi nhánh các tỉnh vùng ĐBSCL và các ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến tình trạng xâm nhập mặn và thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định; cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân. Đồng thời, ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đáng chú ý, theo đại diện 5 tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác hại kép từ thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài từ tháng 12.2019 đến nay và những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Các chuyên gia dự kiến, tình trạng này sẽ tiếp tục tăng, duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Chính vì vậy, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, ngành Ngân hàng sẵn sàng cung ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng người dân, doanh nghiệp trong vùng, cũng như thực hiện các giải pháp tín dụng giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định, duy trì và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, việc giải quyết tình trạng này không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần nhiều giải pháp tổng thể, căn cơ, đồng bộ từ phía các bộ, ngành, địa phương trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, để hoạt động tín dụng đạt kết quả cao và ngày càng hỗ trợ tốt hơn việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, ngành Ngân hàng cần sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các địa phương. Đặc biệt trong việc chỉ đạo các các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương phối hợp nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, theo dõi diễn biến và ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên địa bàn để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Huấn luyện viên Park Hang-seo và hành trình ngoạn mục với tuyển Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Kể từ khi ông Park Hang-seo đến, tuyển Việt Nam không hài lòng ở việc chỉ đánh bại những đội bóng nhỏ trong khu vực mà đã tìm cách để thách thức những đội mạnh nhất châu lục như Nhật Bản, Saudi Arabia.