Không để chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm làm "đóng băng" dòng tiền

Vũ Long |

Trong điều kiện nới lỏng giãn cách xã hội, nếu chỉ số tiêu dùng tiếp tục giảm, cần phải xem xét và có giải pháp để dòng tiền luân chuyển.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10.2021 giảm 0,2% so với tháng trước đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng năm 2021 tăng ở mức thấp: 1,81%. Đây là chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng "tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tính từ năm 2016" - báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10.2021 ước tính đạt 357,9 nghìn tỉ đồng tăng 18,1% so với tháng trước và giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021 đạt 3.720,4 nghìn tỉ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,3% (cùng kỳ năm 2020 giảm 4,5%).

Điều đáng nói là, trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có 3 nhóm hàng hóa giảm giá, có tới 8 nhóm hàng hóa tăng giá, nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn thấp là điều vui đó, nhưng cũng không thể không quan tâm.

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính), nhấn mạnh: Về cầu tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng đang rất thấp, 10 tháng rồi nhưng CPI bình quân chỉ ở mức 1,81% là rất, thậm chí CPI tháng 10 còn giảm 0,2%.

"Xét về chỉ số lạm phát thì rất tốt, nhưng nói về chỉ số giá tiêu dùng của xã hội đang có vấn đề, tiêu dùng của xã hội đang chưa trở lại bình thường dù hoạt động kinh tế, xã hội đã được mở cửa trở lại. Mức tăng trưởng của hoạt động bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đang có chỉ số rất thấp. Đây cũng là một trong những vấn đề chúng ta cần phải quan tâm, vì việc mở cửa trở lại thì chỉ số tiêu dùng phải tăng lên, các chỉ số bán lẻ tăng thì mới đẩy được vòng quay tiền tệ, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh"-PTS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng thấp có thể do nhiều địa phương vẫn chưa mở cửa hoàn toàn, một bộ phận lao động chưa quay trở lại làm việc, nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu.

Ở góc nhìn của mình, TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm còn do giảm tổng cầu vì nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, khó kích thích đầu tư. Do đó, cần kích cầu thông qua khai thông thị trường nhanh chóng, giải ngân gói cứu trợ để tăng tiền lưu thông, thúc đẩy đầu tư công quyết liệt.

“Cầu giảm mạnh, hàng tồn đọng nhiều nên dễ dẫn đến giảm giá mạnh hay “rớt” giá, nhất là giá nông sản không để lâu dài được, ví dụ như mặt hàng thịt lợn... Hiện tượng mua “giải cứu” cho thấy tình trạng ùn ứ hàng hoá cần giải phóng gấp nếu không sẽ hư hỏng gây lãng phí. Dư cung sẽ làm giảm giá” - TS Nguyễn Thường Lạng phân tích.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ ăn uống Vũng Tàu đều sụt giảm, người dân đổi thói quen tiêu dùng

Thành An |

Ngày 9.10, theo ghi nhận hầu hết các cửa hàng dịch vụ ăn uống nhỏ tại TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã hoạt động trở lại sau hơn 2 tuần nới lỏng giãn cách xã hội. Nhiều cửa hàng cho biết, hiện chỉ thực hiện bán mang về, nhưng doanh số sụt giảm hẳn so với trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 5 năm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9.2021 tăng 2,06%; chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.

Dư thừa triệu tấn nông sản, làm sao đưa được đến người tiêu dùng?

Vũ Long |

1,5 triệu tấn rau củ, 1,7 triệu tấn trái cây cùng nhiều nông sản khác tại các tỉnh phía Nam đang dư thừa, cần tiêu thụ.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Dịch vụ ăn uống Vũng Tàu đều sụt giảm, người dân đổi thói quen tiêu dùng

Thành An |

Ngày 9.10, theo ghi nhận hầu hết các cửa hàng dịch vụ ăn uống nhỏ tại TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã hoạt động trở lại sau hơn 2 tuần nới lỏng giãn cách xã hội. Nhiều cửa hàng cho biết, hiện chỉ thực hiện bán mang về, nhưng doanh số sụt giảm hẳn so với trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 5 năm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9.2021 tăng 2,06%; chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.

Dư thừa triệu tấn nông sản, làm sao đưa được đến người tiêu dùng?

Vũ Long |

1,5 triệu tấn rau củ, 1,7 triệu tấn trái cây cùng nhiều nông sản khác tại các tỉnh phía Nam đang dư thừa, cần tiêu thụ.