Không đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo để ngăn bán lại ăn chênh lệch

Vũ Long |

Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương thức điều hành "đăng ký tờ khai trước được xuất trước" (FCFS) mà không phân bổ hạn ngạch.

Tại văn bản báo cáo Chính phủ số 2806/BCT-XNK ngày 20.4.2020, giải thích về ý kiến của Bộ Tài Chính lý do vì sao Bộ Công Thương điều hành xuất khẩu gạo theo phương thức FCFS mà không đấu thầu hay phân bổ hạn ngạch, Bộ Công Thương cho rằng:

Tất cả các phương thức điều hành hạn ngạch đều có mặt thuận và mặt không thuận.

Trong bối cảnh phải áp dụng hạn ngạch để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, Bộ Công Thương đã đề xuất phương án điều hành hạn ngạch mà theo Bộ Công Thương là tương đối công bằng, có tính công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, khó phát sinh các rủi ro về đạo đức cũng như tham nhũng, lợi ích nhóm...

Nguồn cung gạo dư thừa cho xuất khẩu. Ảnh: Khánh Vũ
Nguồn cung gạo dư thừa cho xuất khẩu. Ảnh: Khánh Vũ

Theo lý giải của Bộ Công Thương, đấu thầu hạn ngạch cần có thời gian để tổ chức và sẽ mất ít nhất 15-20 ngày để xây dựng quy chế, làm hồ sơ và thực hiện các thủ tục thẩm định hồ sơ, tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Như vậy là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH về việc phải "giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo".

"Đấu thầu hạn ngạch sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, trúng toàn bộ hạn ngạch, tước đi cơ hội của các doanh nghiệp nhỏ. Không loại trừ khả năng xuất hiện tình trạng bán lại hạn ngạch trúng thầu cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua các hợp đồng "nhận ủy thác" để ăn chênh lệch như đã từng xảy ra trước đây" - Văn bản báo cáo Thủ tướng của Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo lý giải của Bộ Công Thương, việc phân bổ hạn ngạch cũng không khả thi bởi kinh nghiệm điều hành cho thấy sẽ mất hàng tháng để xây dựng tiêu chí phân bổ sao cho "công bằng" và xin ý kiến các bên liên quan để thống nhất thực thi. Nếu có ý kiến khác nhau phải trình lại Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

Tiến trình này không chỉ trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH về việc phải "giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo" mà còn thiết lập trở lại cơ chế xin - cho, rất nhiều rủi ro đạo đức đã được xóa bỏ theo kiến nghị kiên trì nhiều năm của cộng đồng doanh nghiệp.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng nhắc tới vấn đề giá thịt lợn, xuất khẩu gạo trong cuộc họp về giá

Vương Trần |

Sáng nay (21.4), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với giá cao

CAO NGUYÊN |

Tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn. Đáng chú ý, giá gạo Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giá Việt Nam bán cho các nước khác khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

Xuân Hải - Trần Vương |

Chiều 20.4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo cho người dân.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thủ tướng nhắc tới vấn đề giá thịt lợn, xuất khẩu gạo trong cuộc họp về giá

Vương Trần |

Sáng nay (21.4), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với giá cao

CAO NGUYÊN |

Tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn. Đáng chú ý, giá gạo Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giá Việt Nam bán cho các nước khác khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

Xuân Hải - Trần Vương |

Chiều 20.4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo cho người dân.