Không cố "trồng lúa bằng mọi giá" trên diện tích không thuận lợi

Vũ Long |

Tại những diện tích lúa không chủ động được nguồn nước hoặc điều kiện thiên tai, dịch bệnh... khó khăn cần được chuyển đổi, không "trồng lúa bằng mọi giá".

Không "trồng lúa bằng mọi giá"

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tổng diện tích canh tác vụ hè thu 2021-2022 cả nước dự kiến gieo cấy khoảng trên 3 triệu hecta lúa. Nguồn nước thiếu hụt, giá vật tư “phi mã”, diễn biến thời tiết phức tạp… đang là những yếu tố tiêu cực khiến sản xuất vụ đông xuân năm nay gặp nhiều khó khăn so với các năm trước.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh cho hay, với lượng nước trữ tại các hồ thủy điện ở mức thấp như hiện nay và tình trạng hạ thấp mực nước hạ du hệ thống sông đang tiếp tục diễn ra, Tổng cục Thủy lợi đang chủ trì, phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các địa phương trình Bộ NNPTNT phương án điều tiết nước các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang có hiệu quả để bảo đảm phục vụ sản xuất theo đúng kế hoạch và tiết kiệm nước tưới. Hiện nay, lịch lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022 đã được thông tin tới các địa phương với mục tiêu: Đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy lúa, nhưng không được lãng phí tài nguyên nước đang rất thiếu hụt.

Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất của cả nước. Ảnh: Tân Long
Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất của cả nước. Ảnh: Tân Long

Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) lưu ý: Tình trạng thiếu nước tại các tỉnh miền Bắc là rất rõ rệt, vì vậy, tại những diện tích không chủ động được nguồn nước, các địa phương cần chuyển đổi sang các loại cây trồng thích hợp hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, không trồng lúa "bằng mọi giá".

Khắc phục các nguy cơ dịch bệnh, vật tư, khí hậu

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cũng chia sẻ: Chưa bao giờ vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ đông xuân năm nay.

"Mấy năm gần đây, vụ lúa này thường chỉ đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán vào cuối vụ. Nhưng vụ đông xuân 2021-2022 phải đối mặt với 4 thách thức lớn là đại dịch COVID-19; nguy cơ xâm nhập mặn; giá phân bón liên tục tăng cao và không thể đoán định được thị trường ở thời điểm bước vào thu hoạch rộ do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường" - ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, Bộ NNPTNT và các địa phương ĐBSCL đã nỗ lực hỗ trợ nông dân triển khai sản xuất để vụ đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm đảm bảo thắng lợi. Nhiều giải pháp được khuyến cáo thực hiện: Xuống giống sớm để phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán; tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh; thay thế phân bón DAP bằng các phân đơn urea, phân lân nung chảy hoặc super lân, giảm lượng giống gieo sạ… để giảm giá thành lúa.

Cục Trồng trọt cũng khuyến nghị, tại các tỉnh phía Bắc, lập xuân sẽ vào ngày 4.2.2022, các địa phương cần bố trí thời vụ, cơ cấu giống để bảo đảm lúa trổ vào thời gian an toàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực của các đợt rét đậm, rét hại và đợt rét cuối. Do đó, các địa phương chỉ đạo sản xuất trà xuân muộn là chủ lực, tăng diện tích lúa chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện không thuận; khuyến khích sử dụng các giống lúa ngắn ngày và chỉ bố trí giống lúa dài ngày trên các chân đất đặc thù...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh: Nguy cơ người trồng lúa “thất bát”

Phong Nguyễn |

Giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang tăng “nóng” từng ngày, “ăn mòn” lợi nhuận của nông dân. Nguy cơ vụ đông xuân 2021-2022, người trồng lúa sẽ không có lãi.

Hiệu quả trồng lúa ở ĐBSCL sẽ thế nào nếu giá phân bón không giảm?

Lục Tùng |

Ngay trong tình huống giá phân bón không tiếp tục tăng thì hiệu quả trồng lúa ở vùng ĐBSCL cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ.

Giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đặt mục tiêu đến năm 2025 giữ diện tích trồng lúa khoảng 3,6-3,7 triệu hecta, nhưng đến năm 2030 giảm còn 3,5 triệu hecta. Điều đáng nói là giảm lượng lúa từ 43 triệu tấn xuống 35 triệu tấn/năm, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh: Nguy cơ người trồng lúa “thất bát”

Phong Nguyễn |

Giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang tăng “nóng” từng ngày, “ăn mòn” lợi nhuận của nông dân. Nguy cơ vụ đông xuân 2021-2022, người trồng lúa sẽ không có lãi.

Hiệu quả trồng lúa ở ĐBSCL sẽ thế nào nếu giá phân bón không giảm?

Lục Tùng |

Ngay trong tình huống giá phân bón không tiếp tục tăng thì hiệu quả trồng lúa ở vùng ĐBSCL cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ.

Giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đặt mục tiêu đến năm 2025 giữ diện tích trồng lúa khoảng 3,6-3,7 triệu hecta, nhưng đến năm 2030 giảm còn 3,5 triệu hecta. Điều đáng nói là giảm lượng lúa từ 43 triệu tấn xuống 35 triệu tấn/năm, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực.