Khai thác tiềm năng lớn của kinh tế biển

Vũ Long |

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 12.5.2022, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh – Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” trong khuôn khổ "Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu".

Báo cáo đưa ra “Các kịch bản xanh lam trong phát triển kinh tế biển cho Việt Nam”, gồm sáu lĩnh vực kinh tế biển chủ chốt của Việt Nam gồm ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, dầu khí, du lịch, giao thông vận tải, môi trường và hệ sinh thái.

Một số kịch bản đến năm 2030 đã được phát triển cho từng ngành, lĩnh vực bao gồm kịch bản cơ sở và kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”, phù hợp và bám sát khái niệm kinh tế xanh và kinh tế biển xanh.

Kịch bản xanh lam mang lại lợi ích vượt trội về sự đóng góp GDP, GNI (chỉ số kinh tế thể hiện tổng mức thu nhập trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia) của các ngành kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người cho các lao động nghề biển.

Với kịch bản xanh lam được áp dụng, GDP của kịch bản xanh lam sẽ hơn kịch bản cơ sở lần lượt là 296 ngàn tỉ đồng (12,9 tỉ USD) vào năm 2025 và 538 ngàn tỉ đồng (23,5 tỉ USD) vào năm 2030.

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, điều quan trọng là đẩy nhanh quy hoạch không gian biển và các chính sách là cần thiết để khai thác tiềm năng to lớn của ngành kinh tế biển.

Theo ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng để thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu SDG14 về bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển.

Mục tiêu đến năm 2030

Thủy sản và nuôi trồng thủy sản: Giảm sản lượng đánh bắt thủy sản xuống mức sản lượng bền vững tối đa (khoảng 2,7 triệu tấn/năm) thông qua việc giảm sản lượng đánh bắt 2% mỗi năm, bao gồm giảm 5% mã lực tàu ven bờ mỗi năm; duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản; và cải tiến quản lý để dẫn đến năng suất an toàn tăng 3,5% mỗi năm.

Dầu khí: Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động sản xuất dầu khí; tăng cường bảo vệ môi trường; và tăng cường tham gia vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo trên biển mới nổi.

Năng lượng tái tạo biển: Mở rộng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biển đạt 10.000MW lắp đặt vào năm 2030, bao gồm khoảng 4.500MW gió gần bờ(chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long) và 5.500MW gió ngoài khơi (chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ).

Du lịch: Thúc đẩy tăng trưởng khách quốc tế 8-10%/năm và khách nội địa 5-6%/năm đến năm 2030; đạt 1,6 triệu giường khách du lịch với tỉ lệ lấp đầy 65% vào năm 2030; đưa các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nước biển dâng, vào quy hoạch du lịch.

Vận tải hàng hải: Tăng vận tải biển lên 20,6% hoặc thị phần vào năm 2030; nâng khối lượng hàng hóa vận chuyển lên 787 triệu tấn; và mở rộng vận tải nội địa lên 289 triệu tấn.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển

NGUYÊN ANH |

​Kiên Giang - Qua hơn 2 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, Kiên Giang đạt được những kết quả đáng kể ở nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nam Định: Khởi động những dự án tạo "cú hích" trong phát triển kinh tế biển

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nam Định – Nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế biển, từ việc quy hoạch là vùng phát triển kinh tế thủy sản (tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng), tỉnh Nam Định đã mạnh dạn thay đổi quy hoạch thành các khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút các dự án lớn làm tiền đề để thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm đô thị Nha Trang từ kinh tế biển bền vững

Phương Linh |

Khánh Hoà- Đột phá phát triển từ kinh tế biển bền vững là hướng đi để nâng tầm đô thị mới cho thành phố Nha Trang sau 45 năm xây dựng và phát triển.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển

NGUYÊN ANH |

​Kiên Giang - Qua hơn 2 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, Kiên Giang đạt được những kết quả đáng kể ở nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nam Định: Khởi động những dự án tạo "cú hích" trong phát triển kinh tế biển

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nam Định – Nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế biển, từ việc quy hoạch là vùng phát triển kinh tế thủy sản (tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng), tỉnh Nam Định đã mạnh dạn thay đổi quy hoạch thành các khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút các dự án lớn làm tiền đề để thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm đô thị Nha Trang từ kinh tế biển bền vững

Phương Linh |

Khánh Hoà- Đột phá phát triển từ kinh tế biển bền vững là hướng đi để nâng tầm đô thị mới cho thành phố Nha Trang sau 45 năm xây dựng và phát triển.