Kéo dài đường sắt Cát Linh – Hà Đông thêm 20km liệu có khả thi?

Minh Hạnh |

Tại báo cáo về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này của Bộ Giao thông Vận tải gửi Quốc hội, Bộ này cho biết đang nghiên cứu kéo dài các tuyến đường sắt để kết nối với các đô thị vệ tinh tại Hà Nội, trong đó kéo dài tuyến Cát Linh - Hà Đông đến Xuân Mai khoảng 20km.

Theo đó, ngoài các tuyến đường sắt đô thị đang thực hiện đầu tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như Cát Linh - Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên… Bộ Giao thông Vận tải dự kiến sẽ xây dựng thêm một số tuyến khác.

Tại Hà Nội sẽ dự kiến xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305km và nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh.

Đặc biệt là sẽ kéo dài tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông) từ Hà Đông đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km, theo hướng quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai. Đồng thời, kéo dài tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30km, bố trí đề pô tại Sơn Tây.

Theo các chuyên gia giao thông việc xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông với tầm nhìn 20-30 năm là hợp lý và bình thường. Nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ dùng nguồn vốn nào đề đầu tư. Trong khi đó tuyến Cát Linh – Hà Đông sau nhiều lần thất hứa đến nay vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại. Vậy, kéo dài thêm 20km nữa của tuyến này để làm gì khi nhu cầu đi lại của người dân ở khu vực chưa cao và dùng nguồn vốn từ đâu đầu tư cho tuyến đường này.

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Thái (phó chủ tịch Hội Kinh tế vận tải đường sắt Việt Nam), đây mới chỉ là dự kiến, còn dự án có khả thi hay không cần có rất nhiều yếu tố để phân tích, đánh giá. Do đó cần phải tiến hành bước tiếp theo như xây dựng dự toán, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư.

Hiện thị trấn Xuân Mai chưa có điểm gì nổi bật và có thể trong vài chục năm nữa nó sẽ là thành phố vệ tinh, nếu tính dự toán cho tương lại thì là việc bình thường vì phần lớn kết hoạch phát triển hạ tầng giao thông luôn đi trước 1 bước và tầm nhìn dài hạn từ 20-30 năm. Khi triển khai phải có tính toán cụ thể. Trong thời điểm hiện tại là không phù hợp vì hiện cái cốt lõi là Cát Linh – Hà Đông còn chưa đi vào khai thác thì không thế nói đến mở kéo dài thêm tuyến.

Cũng GS.TS Nguyễn Hồng Thái, hiệu quả của một tuyến phải phụ thuộc vào luồng khách. Thường các tuyến đường sắt nội đô kết nối với các trung tâm lớn, các khu đô thị, các sân bay, bến cảng và các phương thức giao thông khác thì mới mang lại hiệu quả.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt Cát linh - Hà Đông trước nguy cơ "đổ bể": Bộ Giao thông nói gì?

HUYÊN NGUYỄN - TRẦN VƯƠNG |

Trước câu hỏi về sự chậm trễ và nguy cơ  “đổ bể” dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa thể khẳng định thời gian chạy của đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Phải sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác

Minh Hạnh |

Sáng 1.10, kiểm tra Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không chỉ là dự án trọng điểm của Hà Nội, mà còn là lời hứa của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), của Chính phủ với nhân dân thủ đô. Trước câu hỏi của Phó Thủ tướng về thời gian nào dự án đủ điều kiện đưa vào khai thác, đại diện tổng thầu cho biết, hiện công trình đã hoàn thành 100%, hồ sơ đã trình và bàn giao và đang chờ ý kiến đánh giá cuối cùng của tư vấn độc lập.

''1% công việc'' chưa hoàn thành của đường sắt Cát Linh - Hà Đông là gì?

Đặng Tiến - Tô Thế |

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, nhà thầu đã chậm trễ trong việc tổng hợp hồ sơ, dẫn đến việc chưa thể vận hành, khai thác thương mại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo dự kiến.

Chủ đầu tư và tổng thầu chưa thống nhất nhiều hạng mục

QUANG HIỆU |

Chiều 23.9, Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá, hiện vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) và Tổng thầu EPC Trung Quốc của dự án. Do vậy, tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt này liên tục bị chậm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Đường sắt Cát linh - Hà Đông trước nguy cơ "đổ bể": Bộ Giao thông nói gì?

HUYÊN NGUYỄN - TRẦN VƯƠNG |

Trước câu hỏi về sự chậm trễ và nguy cơ  “đổ bể” dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa thể khẳng định thời gian chạy của đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Phải sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác

Minh Hạnh |

Sáng 1.10, kiểm tra Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không chỉ là dự án trọng điểm của Hà Nội, mà còn là lời hứa của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), của Chính phủ với nhân dân thủ đô. Trước câu hỏi của Phó Thủ tướng về thời gian nào dự án đủ điều kiện đưa vào khai thác, đại diện tổng thầu cho biết, hiện công trình đã hoàn thành 100%, hồ sơ đã trình và bàn giao và đang chờ ý kiến đánh giá cuối cùng của tư vấn độc lập.

''1% công việc'' chưa hoàn thành của đường sắt Cát Linh - Hà Đông là gì?

Đặng Tiến - Tô Thế |

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, nhà thầu đã chậm trễ trong việc tổng hợp hồ sơ, dẫn đến việc chưa thể vận hành, khai thác thương mại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo dự kiến.

Chủ đầu tư và tổng thầu chưa thống nhất nhiều hạng mục

QUANG HIỆU |

Chiều 23.9, Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá, hiện vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) và Tổng thầu EPC Trung Quốc của dự án. Do vậy, tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt này liên tục bị chậm.