Kênh “truyền hình... xôi lạc”

GIANG ANH |

Không mua bản quyền ASIAD 18, khán giả Việt Nam chỉ có thể xem U.23 Việt Nam thi đấu qua “web lậu”, có thể coi là “thua trắng trên sân nhà” của các đài truyền hình Việt Nam. Nó không chỉ được xem là thất bại mà còn là bài học, nỗi đau mà còn để lại nhiều hệ lụy…

Khi khán giả Việt Nam “ăn xôi lạc”

“Xem U.23 Việt Nam”, gõ dòng tìm kiếm đó trên google và chỉ trong 0,65 giây ra 28.700.000 kết quả. Tràn ngập các đường link để xem trực tuyến và 2 trận đấu đầu tiên ở ASIAD 18 của U.23 Việt Nam, khán giả Việt Nam dễ dàng xem trên mạng. Trong số các “web lậu”, nổi bật và thu hút đông người xem nhất là kênh “truyền hình xôi lạc”. Thế là “cả làng ăn xôi lạc” và việc tiếp tay cho vi phạm bản quyền. “Xem lậu” vốn là hành vi đáng lẽ phải phê phán, tẩy chay, giờ lại được hoan nghênh, cổ vũ.

Bởi là U.23 Việt Nam thi đấu, sức hút và quan tâm, nhu cầu của khán giả lớn nên chưa khi nào việc “xem lậu” lại tràn lan, phổ biến và thu hút được số lượng lớn như thế. Vấn nạn vi phạm bản quyền và xem bóng đá trên các trang web ăn cắp bản quyền không mới, từng là vấn đề ở 2 lần Champions League bị ngắt sóng ở mùa giải 2015-2016 rồi 2016-2017 nhưng công khai, rầm rộ như với U.23 Việt Nam thì đúng là chưa từng có tiền lệ.

Thế nên “ăn xôi lạc” không thể là một sự kiện, hiện tượng mà trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặt trong thời đại văn minh mà việc thượng tôn pháp luật là bắt buộc như hiện nay.

Các đài truyền hình Việt Nam, rồi đây sẽ phải đối diện với bài toán khó bản quyền truyền hình như thế nào, khi lâu nay vốn đã khó khăn? Các đối tác và đơn vị nắm giữ bản quyền, rồi sẽ nhìn nhận, ứng xử và có cách đối xử ra sao với một thị trường vi phạm bản quyền ngang nhiên, tràn lan như Việt Nam?

Hệ quả không chỉ thế, một vấn đề lớn và đáng nói hơn, có thể là nghiêm trọng hóa hay to tát: Hình ảnh của một quốc gia.  

Bài học để thay đổi

75 quốc gia, vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD 18 và trong số 45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại hội Thể thao Châu Á này, có lẽ duy nhất Việt Nam là không. Thế nên cần đặt câu hỏi: Tại sao tất cả mua bản quyền, riêng Việt Nam thì không để rồi xuất hiện tình trạng khán giả “xem lậu” tràn lan từ các trang web vi phạm bản quyền?

Đơn vị nắm giữ quyền phân phối bản quyền ASIAD 18 trên lãnh thổ Việt Nam hét giá quá cao, nhất là sau thành công của U.23 Việt Nam ở VCK U.23 Châu Á 2018 nên các đài truyền hình không mua nổi và đối tác cũng không chấp nhận bán lẻ riêng bóng đá nam, chỉ bán gói độc quyền chứ không đồng ý với đề nghị mua gói không độc quyền để phát trên các kênh quảng bá, đó chỉ là lý do chính thức đưa ra để giải thích.

Đầu tiên, cần tránh tiếp cận vấn đề ở khía cạnh nhìn nhận bóng đá với U.23 Việt Nam là “món ăn tinh thần” của người dân và phải có trách nhiệm, với VTV hay bất cứ đài truyền hình nào. Cần phải rạch ròi và minh bạch, đơn giản bản quyền truyền hình là một thứ hàng hóa và đây là phạm trù thuộc về lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh nên đối tác giữ bản quyền có quyền định ra, ra giá, ép giá.

Ở đây, có một câu hỏi cần đặt ra: Vì sao các đài Việt Nam phải mua giá “cắt cổ” và không có bản quyền, dù các quốc gia khác đều mua được?

ASIAD là đại hội thể thao châu lục mà Việt Nam tham dự, trong đó bóng đá U.23 Việt Nam chỉ là một môn thi đấu. Đây không phải World Cup, EURO hay Champions League nên dù có bán bản quyền ASIAD 18 thì cũng không được định giá cao, khi mục tiêu kiếm tiền không thể đặt trên mục tiêu, nhiệm vụ thu hút người xem, sự quan tâm và tiếp cận lẫn “phổ cập” các cuộc thi đấu đến người dân của các quốc gia tham dự.

Giá bản quyền ASIAD 18 chào bán ban đầu, thời điểm sau VCK U.23 Châu Á 2018 chứ không phải trước thành công bất ngờ của U.23 Việt Nam, thực tế ở mức chấp nhận được chứ không phải con số 3-4 triệu USD như khi phải mua lại từ một đối tác. Nó tăng cao do KJSM quyết định đầu tư, khi nhìn thấy cơ hội thành công với hiệu ứng mà U.23 Việt Nam mang lại. Và cần rõ ràng, các đài truyền hình Việt Nam không mua nên KJSM có cơ hội. Đơn vị này cũng chỉ là 1 trong 16 đối tác có quyền phân phối bản quyền ASIAD 18, đầu tư vào bản quyền ở thị trường Việt Nam để kinh doanh.

Các đài không mua bởi không coi trọng ASIAD 18 lẫn U.23 Việt Nam, không nhìn thấy đây là một cơ hội kinh doanh chứ không phải giá quá đắt, đó là thực tế. Thế nên khi phải mua lại, giá bị đẩy lên cao, không đủ tiềm lực tài chính nên chấp nhận không có bản quyền.

Và cái giá phải trả, đó là việc không có bản quyền để rồi khán giả, xuất phát từ nhu cầu, tìm cách xem U.23 Việt Nam từ những trang mạng “phát lậu” dù vi phạm bản quyền.

Đánh mất vị thế và uy tín, mất đi một cơ hội và trả giá quá đắt. Đổi lại, qua câu chuyện không có bản quyền và việc mất mặt trước “truyền hình xôi lạc”, có thể các đài truyền hình của Việt Nam có thêm một bài học để không thua tiếp, khi phía trước là AFF Cup 2018 và ASIAN Cup 2019.

GIANG ANH
TIN LIÊN QUAN

Chuyện treo thưởng ở ASIAD 18

Hoài Đan |

Tiền thưởng cho các vận động viên luôn là một vấn đề nhận được nhiều chú ý ở các kỳ đại hội thể thao. Tại ASIAD 18, đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) cũng đã vận động được hơn 2 tỉ tiền mặt để thưởng “nóng”.

Xôi Lạc TV, U23 Việt Nam và “cơn khát” của người hâm mộ bóng đá

HOÀI ĐAN |

“Đài truyền hình Xôi lạc” - đó là cái cách mà nhiều khán giả gọi vui một “link lậu” phát trực tiếp hai trận đấu của U23 Việt Nam tại ASIAD 18 để phục vụ người dân.

Những niềm “hy vọng vàng” của điền kinh Việt ở ASIAD 18

PHƯƠNG TRANG |

Điền kinh được xác định là mũi nhọn để kỳ vọng và có khả năng giành huy chương tại ASIAD 2018, với những “cô gái vàng” của đội tuyển điền kinh Việt Nam sẽ tranh tài trên đất Indonesia.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chuyện treo thưởng ở ASIAD 18

Hoài Đan |

Tiền thưởng cho các vận động viên luôn là một vấn đề nhận được nhiều chú ý ở các kỳ đại hội thể thao. Tại ASIAD 18, đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) cũng đã vận động được hơn 2 tỉ tiền mặt để thưởng “nóng”.

Xôi Lạc TV, U23 Việt Nam và “cơn khát” của người hâm mộ bóng đá

HOÀI ĐAN |

“Đài truyền hình Xôi lạc” - đó là cái cách mà nhiều khán giả gọi vui một “link lậu” phát trực tiếp hai trận đấu của U23 Việt Nam tại ASIAD 18 để phục vụ người dân.

Những niềm “hy vọng vàng” của điền kinh Việt ở ASIAD 18

PHƯƠNG TRANG |

Điền kinh được xác định là mũi nhọn để kỳ vọng và có khả năng giành huy chương tại ASIAD 2018, với những “cô gái vàng” của đội tuyển điền kinh Việt Nam sẽ tranh tài trên đất Indonesia.