IMF dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021

Minh Ánh |

Thời gian qua nhờ công tác quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh nên kinh tế Việt Nam có được cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác. Mới đây, IMF cũng đã nâng dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 2,4%.

Kết thúc đợt tham vấn trực tuyến từ 15.10 đến 13.11 với Việt Nam, bà Era Dabla Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ Châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 với GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.

Trước đó, theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 10 cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Tại phiên thảo luận chính của hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” - CIEMB 2020 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng đã có những đánh giá, nghiên cứu của mình về khả năng phục hồi của nền kinh tế tại Việt Nam.

Nghiên cứu của TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ ba “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” - CIEMB 2020
Nghiên cứu của TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay trong nghiên cứu này, TS. Jacques Morisset cũng nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng được phục hồi, không có nghĩa là không bị tác động.

Cụ thể đó là tác động không đồng đều giữa các ngành, trong đó sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất (giảm 6,3%), tiếp theo là dịch vụ (giảm 5,5%), còn sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định (chỉ giảm 0,3%). Một số ngành, lĩnh vực đang gặp khó khăn (như du lịch; vận tải, ô tô) trong khi những ngành khác vẫn đang phát triển (thương mại điện tử, thông tin truyền thông).

Việc làm trở nên mong manh hơn, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhẹ (+1%) che giấu nhiều thay đổi trên thị trường lao động; Tỉ lệ tham gia lao động: giảm 2,5%; Hầu hết các doanh nghiệp cắt giảm lương và giờ làm thay vì sa thải người lao động.

Nhận định về những thách thức, khó khăn đối với Việt Nam trong bối cảnh mới, PGS.TS Tô Trung Thành -Trưởng phòng quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết: “Trong thời gian sắp tới, các vấn đề về COVID có thể giải quyết trên toàn cầu, như vắc xin có thể có và từ đó những vấn đề của kinh tế cũng như COVID cũng được xử lý. Trong một nền kinh tế có độ mở như Việt Nam thì các vấn đề của thế giới tốt hơn thì chắc chắn ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít thách thức.

PGS.TS Tô Trung Thành, trưởng phòng quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chuyên gia nhận định: “Thách thức lớn nhất hiện nay đó là chúng ta có chính sách nhưng để đưa được đến các đối tượng được hưởng thì còn những điểm nghẽn. Nhiều doanh nghiệp bị tác động rất lớn từ COVID, ví dụ như bị dừng sản xuất, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong đó nhận được các gói hỗ trợ mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là các vấn đê liên quan đến thủ tục để tiếp cận được các gói hỗ trợ đang rất khó khăn.

Tiếp đó là thách thức liên quan đến các nền tảng của nền kinh tế để có thể vượt qua được khủng khoảng. Hiện nay, mặc dù nền kinh tế của chúng ta, cùng với Trung Quốc, là hai quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng dương ở trên thế giới, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn gặp những vấn đề của một nền kinh tế có mô hình tăng trưởng dựa vào yếu tố đầu vào, chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu. Đặc biệt là khi chúng ta đang có những chính sách để phản ứng đối với COVID thì nguồn lực để có thể giải quyết cũng đang rất khó khăn".

Cũng theo chuyên gia, Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa trong thời gian tới, điều này khẳng định Việt Nam cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ và quyết liệt hơn để tạo sức bật cho nền kinh tế, không nên chủ quan vào thành tựu nhỏ, mà cần tập trung kích thích phát triển đồng bộ cả ba động lực tăng trưởng đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, từ đó phấn đấu đạt mức cao nhất về các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước khi kết thúc năm 2020.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

11 phiên thảo luận quốc tế để đánh giá kinh tế Việt trong “thời COVID”

Minh Ánh - Hồng Cường |

Là một trong hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng dương trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Việt Nam bằng những cách làm, phương hướng chiến lược đúng đắn đã tạo ra những cơ hội phục hồi nền kinh tế cao hơn so với các nước khác từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng do đại dịch. Đây cũng chính là những nhận định của các chuyên gia trong buổi hội thảo Khoa học quốc tế lớn nhất do trường Đại học Kinh Tế Quốc dân tổ chức.

Dồn sức cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm

Văn Nguyễn |

Để triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn mới, việc cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm cần được đặc biệt quan tâm bởi đây là những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, quyết định hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế cũng như tác động đến việc hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thể hiện quyết tâm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được Quốc hội thông qua, xác định GDP năm 2021 tăng khoảng 6%, quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người. Chia sẻ với Lao Động nhiều chuyên gia cho rằng đây là mục tiêu để tất cả các thành phần kinh tế nỗ lực phấn đấu sau dịch COVID-19 với quyết tâm phục hồi kinh tế. Nếu ở trạng thái bình thường, không có dịch bệnh, thì chỉ tiêu này là khả thi, thậm chí còn vượt xa.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

11 phiên thảo luận quốc tế để đánh giá kinh tế Việt trong “thời COVID”

Minh Ánh - Hồng Cường |

Là một trong hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng dương trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Việt Nam bằng những cách làm, phương hướng chiến lược đúng đắn đã tạo ra những cơ hội phục hồi nền kinh tế cao hơn so với các nước khác từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng do đại dịch. Đây cũng chính là những nhận định của các chuyên gia trong buổi hội thảo Khoa học quốc tế lớn nhất do trường Đại học Kinh Tế Quốc dân tổ chức.

Dồn sức cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm

Văn Nguyễn |

Để triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn mới, việc cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm cần được đặc biệt quan tâm bởi đây là những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, quyết định hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế cũng như tác động đến việc hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thể hiện quyết tâm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được Quốc hội thông qua, xác định GDP năm 2021 tăng khoảng 6%, quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người. Chia sẻ với Lao Động nhiều chuyên gia cho rằng đây là mục tiêu để tất cả các thành phần kinh tế nỗ lực phấn đấu sau dịch COVID-19 với quyết tâm phục hồi kinh tế. Nếu ở trạng thái bình thường, không có dịch bệnh, thì chỉ tiêu này là khả thi, thậm chí còn vượt xa.