Hưởng lợi từ thương chiến, xuất khẩu gỗ - nội thất sẽ vượt 11 tỉ USD?

Thế Lâm |

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến một số ngành của cả hai phía bước đầu đã nếm trải những khó khăn. Ở phía ngược lại, những quốc gia có thể bù đắp được phần nào nguồn cung từ Trung Quốc, lại được hưởng lợi.

Giảm nhập từ Trung Quốc, tăng nhập từ Việt Nam...

Hãng tin Reuters mới đây đã dẫn các con số nghiên cứu từ S&P Global Market Intelligence cho thấy, trong quí I/2019, lượng hàng hóa là đồ gỗ - nội thất các hãng bán lẻ tại Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 13,5% do việc tăng thuế nhập khẩu lên 10% của chính quyền Tổng thống Trump.

Mức thuế nhập khẩu tăng khiến giá bán lẻ đồ gỗ nội thất tại Mỹ tăng giá, ở mức phổ biến là 3%. Chính vì thế, các hãng bán lẻ buộc phải tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia không bị áp mức tăng thuế nhập khẩu, như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ...

Trong quí I/2019, nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ Việt Nam của các hãng bán lẻ Mỹ đã tăng đến 37,2% so với cùng kì năm trước, trong khi mức tăng nhập khẩu từ Đài Loan chỉ gần con số 20%.

Theo Reuters, trường hợp Cty Manwah Holdings chuyên sản xuất sofa có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và cũng có nhà máy tại Việt Nam, thời gian qua đã tăng gấp đôi qui mô tại nước ta với sản lượng xuất xưởng đạt khoảng 1.000 container mỗi tháng.

Kim ngạch xuất khẩu sẽ vượt 11 tỉ USD?

Tháng 8.2018, tại một cuộc hội thảo, các chuyên gia đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ - nội thất năm này của Việt Nam sẽ đạt mức 9 tỉ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm, “kết sổ” kim ngạch đạt xấp xỉ 9,4 tỉ USD. Trên đà đó, các chuyên gia dự báo rằng kế hoạch kim ngạch xuất khẩu 11 tỉ USD của năm 2019 là “cầm chắc”, và có thể là... thấp.

Thị trường đồ gỗ - nội thất tại Việt Nam được cho là có qui mô từ 2-3 tỉ USD/năm (ảnh: khaivy.com).
Thị trường đồ gỗ - nội thất tại Việt Nam được cho là có qui mô từ 2-3 tỉ USD/năm. Ảnh: khaivy.com.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), trong tổng kim ngạch xuất khẩu 9,4 tỉ USD của năm 2018, phần lớn do các Cty nước ngoài đóng tại Việt Nam mang lại. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam trong lĩnh vực này có qui mô lớn và hầu hết xuất khẩu. Với việc hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được thể hiện rõ tại con số xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong quí I, các chuyên gia cho rằng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ - nội thất của Việt Nam năm 2019 hoàn toàn có khả năng vượt mức 11 tỉ USD. Thị trường bán lẻ đồ gỗ - nội thất Mỹ có qui mô lên đến 114 tỉ USD, theo đó sự tăng trưởng mạnh xuất khẩu vào thị trường này sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu ngành này của Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn.

Việt Nam hiện nằm trong Top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ - nội thất của thế giới, với mục tiêu đạt 20 tỉ USD vào năm 2025.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đồ gỗ - nội thất vào thị trường Việt Nam cũng ngày càng tăng lên. Theo HAWA, ước tính sơ bộ theo số dự án chung cư căn hộ triển khai, qui mô thị trường đồ gỗ - nội thất tại Việt Nam mỗi năm từ 2-3 tỉ USD và phần lớn do các doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ thị phần, song lại còn thiếu các chuỗi phân phối, bán lẻ lớn.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam sẽ là Trung tâm đồ gỗ nội thất thế giới?

Phong Nguyễn |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, nếu cả hai hiệp định EVFTA và CPTPP đồng thời được đưa vào thực thi trong năm 2019, sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu (XK) Việt Nam. Gỗ “Made in Vietnam” sẽ được tiếp cận thị trường EU - một trong những thị trường chủ chốt, và các thị trường mới với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh.  

Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về giá trị XK

Thế Lâm |

Hội thảo của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) ngày 7.12 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ nội thất năm nay, tính đến thời điểm này đã đạt hơn 9 tỉ.

Mối nguy lớn khi đồ gỗ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu

Hương Nguyễn |

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, các chuyên gia lo ngại về việc hàng Trung Quốc “đội lốt” sản phẩm “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Và Việt Nam sẽ là nước phải hứng chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai “ông lớn” này.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Việt Nam sẽ là Trung tâm đồ gỗ nội thất thế giới?

Phong Nguyễn |

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, nếu cả hai hiệp định EVFTA và CPTPP đồng thời được đưa vào thực thi trong năm 2019, sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu (XK) Việt Nam. Gỗ “Made in Vietnam” sẽ được tiếp cận thị trường EU - một trong những thị trường chủ chốt, và các thị trường mới với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh.  

Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về giá trị XK

Thế Lâm |

Hội thảo của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) ngày 7.12 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ nội thất năm nay, tính đến thời điểm này đã đạt hơn 9 tỉ.

Mối nguy lớn khi đồ gỗ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để xuất khẩu

Hương Nguyễn |

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, các chuyên gia lo ngại về việc hàng Trung Quốc “đội lốt” sản phẩm “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Và Việt Nam sẽ là nước phải hứng chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai “ông lớn” này.