Hướng đi mới giải quyết ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu

Cao Nguyên |

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, dù hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam -Trung Quốc đã được khôi phục trở lại, nhưng tiến độ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19. Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển nông sản chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Hình thức vận chuyển này có thể là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất trong thời dịch.

Tồn hơn 1.200 xe hàng tại cửa khẩu

Ngày 7.4, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết theo thống kê tính lũy kế từ đầu dịch COVID-19 hồi tháng 2 tới ngày 5.4, tổng số xe tại các tỉnh giáp Trung Quốc là 44.184 xe xuất khẩu, và 37.399 xe nhập khẩu.Tổng số xe xuất nhập khẩu thống kê ngày 5.4 gồm: 851 xe xuất khẩu và 528 xe nhập khẩu. Điều đáng nói, cho đến hết ngày 5.4 vẫn còn số lượng lớn hàng hóa tồn đọng tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Cụ thể, hiện còn tổng số 1.116 xe hàng tồn tại cửa khẩu. Trong đó, lượng xe tồn tập trung chủ yếu tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.

Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh (bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh) là 885 xe và 10 toa hàng. Trong đó, 527 xe và 7 toa hàng xuất khẩu; 358 xe và 3 toa hàng nhập khẩu; tồn 1.114 xe hàng chờ xuất.

Tại tỉnh Quảng Ninh, hiện còn 116 xe tồn (không tính hàng đông lạnh). Tính chung từ đầu dịch COVID-19 đến ngày 4.4, trong tổng số xe xuất khẩu là 43.301 xe, Lạng Sơn là 20.770 xe; Quảng Ninh 3.365 xe; Hà Giang 1.914 xe; Lào Cai 16.031 xe; Lai Châu 783 xe; Cao Bằng 438 xe.

Trong tổng số xe nhập khẩu là 36.871 xe, Lạng Sơn là 20.254 xe; Quảng Ninh 6.235 xe; Hà Giang 3 xe; Lào Cai 10.365 xe; Lai Châu 14 xe và Cao Bằng 54 xe.

Hiện, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu. Trong khi đó, trước tình hình dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc cũng đang tăng cường siết chặt công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam tại khu vực cửa khẩu biên giới.

Mới đây, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc đã thông báo về việc không cho các lái xe là người từ một số tỉnh, thành phố, trước mắt gồm TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, được giao, nhận hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc do đây là các tỉnh, thành phố đang phát sinh diễn biến phức tạp về dịch bệnh.

Bộ Công Thương nhận định, trong thời gian tới đây dịch bệnh có khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc. Trong khi đó, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của ta sẽ tiếp tục vào thời điểm chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, nếu như lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới.

Giải pháp xuất khẩu thời “chống dịch”

Mới đây ngành Đường sắt đã chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Điều đáng chú ý, chỉ trong hai ngày thí điểm chạy tàu vào cuối tháng 2.2020, đã xuất khẩu được 27 container thanh long quả tươi, tương đương 460 tấn từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường sắt. Tính từ đó đến nay, mỗi tuần đường sắt có 2 đôi tàu được xuất đi. Các chuyến tàu container lạnh chở thanh long tiếp theo được làm thủ tục thông quan nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng ban Kế hoạch, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ, việc vận chuyển container lạnh bằng đường sắt, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc đi nước thứ ba có nhiều thuận lợi. Như việc giảm được nhiều thời gian, chi phí so với vận chuyển bằng đường bộ.

Chia sẻ với Lao Động, một lãnh đạo Công ty CP Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) cho hay, tàu chuyên container lạnh chở hàng nông sản tươi sống từ phía Nam ra ga Đông Anh, Yên Viên mất khoảng 60 giờ. Sau đó chạy đến ga Đồng Đăng mất khoảng 6 giờ nữa. Cộng với thời gian chờ làm các tác nghiệp kỹ thuật dọc đường, thủ tục, đến khi thông quan nhiều nhất cũng chỉ mất khoảng 5 ngày.

Theo vị này, một đoàn tàu có thể chở từ 20-25 container lạnh, trong khi đó, nếu đi bằng đường bộ sẽ cần đến 20-25 chiếc ôtô, cước đường sắt thấp hơn so với cước đường bộ khoảng 20%. Thời gian vận chuyển bằng ôtô từ phía Nam lên đến cửa khẩu Đồng Đăng chỉ mất hơn 2 ngày, nhưng nếu phải chờ đợi thông quan sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa, kéo theo đó sẽ là các chi phí phụ trội.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong bối cảnh xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phụ khó khăn do tác động từ dịch bệnh COVID-19, việc triển khai thông quan hàng nông sản qua cặp Cửa khẩu đường sắt ga quốc tế Đồng Đăng - Bằng Tường cũng là một trong những giải pháp tối ưu, hiệu quả cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, trong đó có những mặt hàng hoa quả tươi như thanh long.

Cũng theo lãnh đạo này, việc xuất khẩu nông sản qua con đường này sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả nguy cơ dịch bệnh COVID-19, do không phải tổ chức cách ly các tài xế (ôtô), chủ hàng khi vận chuyển hàng hóa theo đường bộ sang Trung Quốc quay về, số lượng người tham gia quy trình xuất khẩu nông sản ít nên giảm thiểu được nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có). 

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giữ nguyên đề xuất xuất khẩu gạo; "Hiến kế" hạ giá thịt lợn

Khương Duy |

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4; Giá thịt lợn "cao chót vót", chuyên gia hiến kế cách hạ nhiệt; Giá vàng đang tăng rất nhanh... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4

Phạm Dung |

Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Theo đó, Bộ khẳng định, lượng gạo dữ trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chủ động nguồn hàng để xuất khẩu bật tăng sau dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm sẽ tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Kinh tế 24h: Giữ nguyên đề xuất xuất khẩu gạo; "Hiến kế" hạ giá thịt lợn

Khương Duy |

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4; Giá thịt lợn "cao chót vót", chuyên gia hiến kế cách hạ nhiệt; Giá vàng đang tăng rất nhanh... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4

Phạm Dung |

Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Theo đó, Bộ khẳng định, lượng gạo dữ trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chủ động nguồn hàng để xuất khẩu bật tăng sau dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm sẽ tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát.