Thu hút vốn đầu tư FDI đến năm 2030:

Hợp tác đầu tư nước ngoài phải chọn lọc

PHONG NGUYỄN - CAO NGUYÊN |

Ngày 20.8.2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Đây là lần đầu tiên sau 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), một nghị quyết chuyên đề định hướng về thu hút vốn FDI được ban hành với nội dung xuyên suốt là 6 quan điểm chỉ đạo đối với dòng vốn FDI. Trong đó Bộ Chính trị đặc biệt chú trọng đến vấn đề đầu tư FDI hiệu quả, thân thiện với môi trường, và đặc biệt phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong vấn đề đầu tư FDI.

Không để tồn tại kiểu đầu tư “núp bóng”, “chuyển giá”

Nghị quyết 50-NQ/TW đặc biệt nhấn mạnh về các hiện tượng chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 26.8.2019, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng, Bộ chính trị có Nghị quyết 50 về việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một nguồn vốn quan trọng. Theo ông Doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu ngân sách nhà nước (NSNN), tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Song, không thể chấp nhận tình trạng DN FDI liên tục báo lỗ, thậm chí lỗ nhiều năm liên tiếp. Khu vực FDI đang bộc lộ những vấn đề quan ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế hiện nay như: Trốn thuế, chuyển giá, lỗ giả, lãi thật... Phổ biến nhất có lẽ là hiện tượng chuyển giá. Bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi, họ báo lỗ triền miên gây thất thu lớn cho nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với DN trong nước.

“Những DN nước ngoài họ có nhiều kinh nghiệm, thủ thuật để làm. Chính vì vậy, bộ máy cần phải liên kết với cơ quan nước ngoài để kiểm định. Ví dụ như họ khai nhập một vật liệu từ chi nhánh ở nước A với mức giá như thế nào thì mình phải liên hệ với cơ quan nước A đó để kiểm định giá thật bao nhiêu. Có như vậy mới đảm bảo được công bằng” - TS Lê Đăng Doanh nói. Theo TS Lê Đăng Doanh, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành cần có cơ chế giám sát, chống chuyển giá. Rất nhiều DN FDI nâng chi phí đầu vào lên từ một chi nhánh tập đoàn của họ ở nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần có đội ngũ giám sát chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, hợp tác với các tổ chức quốc tế như kiểm toán độc lập để chứng minh được việc chuyển giá và có biện pháp xử lý. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam và họ có thể bỏ đi bất cứ lúc nào cần thiết. Do vậy, ngoài việc chăm lo thu hút đầu tư thì cần phải khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Coi trọng ngoại lực, nhưng nội lực là quyết định

Trong giai đoạn từ nay tới 2030, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là: “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Tuy nhiên, cần chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu”.

Trước đó, từ đầu năm 2019, tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ với lãnh đạo UBND TP.Hà Nội về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư của DN FDI trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cũng báo cáo đã phát hiện hiện tượng giao dịch liên kết, chuyển giá và có hiện tượng người nước ngoài “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”. Từ thực tiễn qua 5 lần khảo sát ở các địa phương, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trọng tâm của định hướng thu hút, sử dụng hiệu quả FDI của chúng ta là coi trọng ngoại lực, nhưng nội lực là quyết định. Thu hút FDI phải trong tổng thể lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường, chất lượng cuộc sống và thu nhập của người lao động.

Theo GS-TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) - đánh giá việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đầu tư nước ngoài cùng với 2 nghị quyết trước đó về phát triển kinh tế tư nhân và DN nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân, DN.

“Nếu ba đội quân chủ lực (kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) cùng phát triển, Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, tiến kịp các nước phát triển” - GS-TS Nguyễn Mại nhấn mạnh và cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, chiến lược thu hút FDI cũng cần phải thay đổi, phải coi trọng những dự án FDI có công nghệ cao, thân thiện môi trường, hiệu quả lớn…

Theo TS Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright Việt Nam, Việt Nam - cần xem xét chính sách chỉ ưu đãi một lần đối với các DN FDI khi vào Việt Nam chứ không duy trì tình trạng đã được ưu đãi ở địa phương này nhưng chạy sang địa phương khác lại được ưu đãi như đầu tư mới. Việt Nam cũng cần cân nhắc và tính toán một cách thấu đáo trong cuộc cạnh tranh toàn cầu khi các DN FDI không chỉ có các địa phương trong nước mà còn có thể chuyển ra nước ngoài.

PHONG NGUYỄN - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Thời cơ cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

Hải Anh |

Sáng nay 1.7, tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc Tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản về các chủ đề công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

TPHCM: Nhiều doanh nghiệp FDI nằm trong diện nợ thuế "khủng"

Gia Miêu |

Trong số hơn 1.000 doanh nghiệp nợ tổng cộng gần 1.000 tỉ đồng thuế XNK vừa bị Cục Hải quan TPHCM điểm mặt, phần nhiều số nợ "khủng" rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc diện khó thu hồi do doanh nghiệp nợ thuế đã rời khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Cần đánh giá toàn diện chính sách ưu đãi doanh nghiệp FDI

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.TRUNG |

Đó là một nội dung trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được nêu ra sáng nay, nhằm giải quyết tình trạng "lỗ giả lãi thật" để trốn thuế của một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Thời cơ cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

Hải Anh |

Sáng nay 1.7, tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc Tọa đàm bàn tròn với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản về các chủ đề công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

TPHCM: Nhiều doanh nghiệp FDI nằm trong diện nợ thuế "khủng"

Gia Miêu |

Trong số hơn 1.000 doanh nghiệp nợ tổng cộng gần 1.000 tỉ đồng thuế XNK vừa bị Cục Hải quan TPHCM điểm mặt, phần nhiều số nợ "khủng" rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc diện khó thu hồi do doanh nghiệp nợ thuế đã rời khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Cần đánh giá toàn diện chính sách ưu đãi doanh nghiệp FDI

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.TRUNG |

Đó là một nội dung trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được nêu ra sáng nay, nhằm giải quyết tình trạng "lỗ giả lãi thật" để trốn thuế của một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.