“Hồi sinh” những cánh đồng mẫu lớn phục vụ xuất khẩu gạo

Vũ Long |

"Cánh đồng mẫu lớn" được thực hiện nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gạo.

"Cánh đồng mẫu lớn" nâng giá trị gạo Việt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Chính phủ tại Nghị quyết 34/NQ-CP năm 2021 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, đồng thời đáp ứng mục tiêu xuất khẩu gạo đạt từ 6-6,5 triệu tấn/năm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, "cánh đồng mẫu lớn" là mô hình sản xuất được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với mối liên kết 4 "nhà", gồm: Nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Mối liên kết này nhằm đảm bảo tăng giá trị sản xuất trên mỗi hecta canh tác lúa, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...

Xuất khẩu gạo hướng tới mục tiêu giảm số lượng, tăng giá trị. Ảnh: T.Long
Xuất khẩu gạo hướng tới mục tiêu giảm số lượng, tăng giá trị. Ảnh: T.Long

Theo dõi mô hình "cánh đồng lớn" từ khi khởi phát (năm 2011 đến nay), ghi nhận tham gia vào mô hình này, cần đánh giá cao công lao rất lớn của các "anh cả" ngành lúa gạo như: Tân Long, Lộc Trời, Trung An, Gentraco... Mô hình “cánh đồng lớn” ra đời, đã từng bước chấm dứt tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ tồn tại nhiều năm với giá trị thấp, khắc phục tình trạng nông dân sản xuất hàng chục giống lúa khác nhau trên cùng một cánh đồng, khiến chất lượng lúa gạo xuất khẩu giai đoạn những năm trước trong tình trạng rủi ro, bấp bênh, giá trị thấp.

"Chất lượng gạo Việt Nam đã có sự vượt trội trong vài năm gần đây. Điều này lý giải vì sao giá gạo Việt Nam cao hơn một số nước xuất khẩu truyền thống, nhưng người tiêu dùng thế giới vẫn chọn ký hợp đồng nhập khẩu gạo Việt" - doanh nhân Phạm Thái Bình nhấn mạnh.

Hiệu quả cao, nhưng vì sao "cánh đồng mẫu lớn" chưa đạt như kỳ vọng?

Theo Bộ NNPTNT, hiện nay các tỉnh ĐBSCL thực hiện mô hình “cánh đồng lớn” chiếm tỉ lệ dao động khoảng 10%-20% tùy vụ và tùy năng lực xuất khẩu từng năm so với tổng diện tích sản xuất lúa toàn vùng (khoảng 1,5-1,6 triệu hecta/vụ). Tuy nhiên, sau thời gian phát triển rầm rộ, hiện nay diện tích trồng lúa theo mô hình này có xu hướng sụt giảm. Trong khi đó, từ thí điểm cho thấy mô hình "cánh đồng mẫu lớn" đã phát huy giá trị của gạo Việt, đưa xuất khẩu gạo vào giai đoạn mới: Giảm số lượng nhưng tăng giá trị kim ngạch.

Thế nhưng, vì sao mô hình này mở đầu rất rầm rộ rồi có xu hướng trầm lắng trong thời gian 4-5 năm trở lại đây? Lý giải điều này, nhiều doanh nghiệp cho biết: Đầu tư "cánh đồng mẫu lớn" đòi hỏi nguồn vốn cũng phải hùng hậu. Thế nhưng, việc vay vốn hiện nay khá khó khăn bởi nhiều nguyên nhân

"Đầu tư cánh đồng mẫu lớn hiện nay không chỉ 4 "nhà", mà phải có sự tham gia của 5 "nhà": Ngoài 4 "nhà" nêu trên, cần có sự tham gia của nhà băng. Các ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với nông dân, doanh nghiệp tham gia mô hình  này" - ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh.

Thông tin thêm về vấn đề này, doanh nhân Phạm Thái Bình khẳng định, mô hình cánh đồng lớn là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và Bộ NNPTNT, là mô hình sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị rất hữu hiệu nhưng những năm gần đây ít được mở rộng do doanh nghiệp thiếu vốn, việc vay vốn ngân hàng hoàn toàn không dễ. Điều này lý giải vì sao diện tích sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” hiện nay còn ít, chưa đạt như kỳ vọng.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giá xuất khẩu gạo 100% tấm của Việt Nam bất ngờ tăng thêm 7 USD/tấn

Vũ Long |

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới tăng mạnh 7 USD/tấn, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu gạo bật tăng.

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 vẫn đạt 6 - 6,2 triệu tấn

Vũ Long |

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn, dù dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp.

Dư địa lớn cho xuất khẩu gạo thơm sang thị trường Châu Âu

Vũ Long |

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường Châu Âu đạt tối thiểu 60.000 tấn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giá xuất khẩu gạo 100% tấm của Việt Nam bất ngờ tăng thêm 7 USD/tấn

Vũ Long |

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới tăng mạnh 7 USD/tấn, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu gạo bật tăng.

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 vẫn đạt 6 - 6,2 triệu tấn

Vũ Long |

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn, dù dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp.

Dư địa lớn cho xuất khẩu gạo thơm sang thị trường Châu Âu

Vũ Long |

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường Châu Âu đạt tối thiểu 60.000 tấn.