Hồi sinh 12 dự án yếu kém, thua lỗ ngành công thương: Xử lý dứt điểm tranh chấp nhà thầu và chi phí tài chính

Cao nguyên - Văn Nguyễn |

Đến thời điểm hiện nay, dù có một số dự án được đưa ra khỏi danh sách 12 đại dự án yếu kém, thua lỗ ngành công thương, phần lớn các dự án còn lại trong danh sách vẫn gặp hàng loạt các vấn đề về hợp đồng nhà thầu trọn gói và chi phí tài chính. Câu hỏi được đặc biệt quan tâm lúc này là làm thế nào để xử lý các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể?

5 dự án ra khỏi danh sách

Sau hơn 1 năm bàn giao về cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban QLVNN), một số dự án trì trệ có bước chuyển biến tích cực và có dự án đi vào hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban QLVNN, đến năm 2021 có 5 dự án được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém và giao cho các doanh nghiệp chủ động xử lý theo phương án được thông qua, gồm Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1-Hải Phòng, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH)  Phú Thọ (PVB) và Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước (OBF); Nhà máy sản xuất NLSH Dung Quất.

Đến nay, cả 5 dự án được đưa ra đều xử lý các vướng mắc cho doanh nghiệp theo hướng bám sát thị trường, tôn trọng pháp nhân doanh nghiệp, không can thiệp thô bạo.

Đặc biệt với những dự án có khả năng phục hồi, nhìn thấy triển vọng hiệu quả và ổn định, sẽ được tập trung xử lý sớm.

Với 7 dự án còn lại, hàng loạt các vướng mắc nổi cộm về hợp đồng EPC và chi phí tài chính phát sinh đến nay vẫn đang tìm hướng xử lý.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, các dự án này chưa thể đưa ra khỏi danh sách yếu kém, thua lỗ bởi còn các vấn đề nổi cộm.

“Vướng mắc đầu tiên là về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án). Những dự án như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam".

Cũng theo ông Hùng, nhiều dự án đang gặp các vướng mắc về chi phí tài chính do đầu tư trong giai đoạn 2010-2015 chịu lãi suất cao, quá trình thực hiện bị chậm, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu không giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác.

Đặc biệt, nếu không tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng EPC, doanh nghiệp không thể chủ động đối với các dây chuyền và quá trình sản xuất - kinh doanh của mình, do đó cần sớm giải quyết dứt điểm.

“Dự án nào trong thẩm quyền của UBQLV tại doanh nghiệp, cơ quan này sẽ xử lý theo thẩm quyền. Nếu dự án vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo lên Quốc hội và Chính phủ, có thể giao quyền chủ động cho doanh nghiệp về vốn, đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho phù hợp”, vị lãnh đạo này nói thêm.

Chia nhóm dự án để có hướng xử lý phù hợp

Với 7 dự án còn lại trong danh sách, Ban Chỉ đạo của Chính phủ ngay từ cuối năm 2021 thống nhất giao Ủy ban QLVNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, triển khai phương án xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Quá trình thực hiện, Ủy ban QLVNN đề xuất Ban Chỉ đạo để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền; quyết tâm hoàn thành xử lý các dự án, doanh nghiệp còn lại trong thời gian sớm nhất.

Để xử lý 7 dự án còn lại, Uỷ ban QLVNN cho hay thực hiện chia thành 3 nhóm để có phương án xử lý phù hợp.

Thứ nhất là nhóm dự án liên quan đến sản phẩm phân bón, bao gồm Nhà máy Sản xuất Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình. Đặc điểm chung là cả ba dự án này đều đang đi vào vận hành, ra sản phẩm tốt và tiêu thụ tốt trên thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu. Song một điểm chung là cả 3 dự án này đều có chi phí tài chính rất lớn, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó, kinh doanh thua lỗ và chưa bù được lỗ tích luỹ của nhiều năm trước.

Với nhóm 2 dự án thép Việt - Trung và giai đoạn 2 gang thép Thái Nguyên (TISCO 2), hiện chỉ có thép Việt - Trung vẫn hoạt động trong khi TISCO 2 chưa hoàn thành nên để lại gánh nặng lớn cho toàn bộ hoạt động của Công ty TISCO nói chung.

Việc xử lý có nhiều “nút thắt” liên quan đến cam kết từ phía doanh nghiệp Việt Nam với các nhà thầu dẫn đến những khâu dang dở khiến dự án chưa thể đi vào vận hành đang là một vướng mắc lớn. Theo đó chỉ khi nào các đơn vị liên quan làm rõ được kết quả đàm phán và xử lý hợp đồng dở dang mới có có thể đưa ra kịch bản cũng như phương án xử lý cụ thể.

Ông Hồ Sỹ Hùng cho hay, trong thời gian ngắn tới, các kịch bản cũng như phương án cho việc tái cơ cấu sử dụng lại, tiếp nối các phần đang đầu tư dở sẽ được làm rõ hơn, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp với thời điểm bây giờ.

Trong khi đó dù có vị trí và vị thế đầu tư kinh doanh rất tốt, các vướng mắc về hợp đồng với nhà thầu kéo dài nhiều năm khiến Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất không tận dụng được hết nguồn lực đã đầu tư.

Chi phí đưa vào sử dụng quá lớn, doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Theo đại diện Ủy ban QLVNN, với các vướng mắc này, các cơ quan quản lý thống nhất trong trường hợp cần thiết phải thông qua cơ quan toà án, trọng tài để xử lý.

Dự án không tốt buộc phải tái cơ cấu Khi nói về việc xử lý 12 dự án, theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Uỷ ban QLVNN, cơ chế thị trường có sự sàng lọc, dự án tốt sẽ tồn tại và phát huy tiếp thế mạnh. Dự án không tốt buộc phải được điều chỉnh và tái cơ cấu lại. Đây là quy luật chung của các nền kinh tế.

Đối với 12 dự án yếu kém cũng tương tự, phải tái cơ cấu, tuy nhiên, đây là tài sản của Nhà nước và có rất nhiều mục đích khi đầu tư, dẫn đến nhiều vấn đề phải cân đối, không chỉ riêng về kinh tế, mà cả chính trị, ngoại giao, xã hội. Phải tính đến phương án phá sản, thu hồi tài sản Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng, phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản. Cần xem xét từng dự án, đánh giá kỹ, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho từng dự án.

7 dự án còn lại trong danh sách yếu kém, thua lỗ Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên; Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Dự án nhà máy thép Việt Trung; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam. 12 dự án vay ngân hàng hơn 41.000 tỉ đồng Các số liệu thống kê cho thấy, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án ngành công thương là gần 43.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 63.610 tỉ đồng (tăng gần 46%). Trong đó, vốn chủ sở hữu trên 14.350 tỉ đồng (khoảng 23%), vốn vay hơn 47.451 tỉ đồng (75%), còn lại gần 2,9% từ các nguồn khác. NV

Cao nguyên - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

CĐ ngành Công thương Quảng Bình chăm lo đoàn viên hoàn cảnh khó khăn

HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Ngày 19.3, Công đoàn (CĐ) ngành Công thương Quảng Bình cho biết, nhằm thực hiện chương trình chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn, Công đoàn Ngành đã có nhiều hành động thiết thực để hỗ trợ cho các đoàn viên và người lao động trên địa bàn.

Công đoàn ngành Công Thương Khánh Hòa giải quyết thấu đáo kiến nghị NLĐ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Công đoàn ngành Công Thương đang quản lý hàng nghìn đoàn viên công đoàn tại 2 Cụm Công nghiệp Diên Phú và Đắc Lộc. Thời gian qua, tổ chức Công đoàn thường xuyên lắng nghe ý kiến của người lao động để giải quyết linh hoạt, kịp thời.

Tết đến với người lao động công đoàn ngành công thương Hoà Bình

Phạm Cường |

Hòa Bình - Hơn 70 suất quà đã được công đoàn ngành công thương trao đến tay người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại các CĐCS nhân dịp Tết Nguyên Đán 2022.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

CĐ ngành Công thương Quảng Bình chăm lo đoàn viên hoàn cảnh khó khăn

HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Ngày 19.3, Công đoàn (CĐ) ngành Công thương Quảng Bình cho biết, nhằm thực hiện chương trình chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn, Công đoàn Ngành đã có nhiều hành động thiết thực để hỗ trợ cho các đoàn viên và người lao động trên địa bàn.

Công đoàn ngành Công Thương Khánh Hòa giải quyết thấu đáo kiến nghị NLĐ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Công đoàn ngành Công Thương đang quản lý hàng nghìn đoàn viên công đoàn tại 2 Cụm Công nghiệp Diên Phú và Đắc Lộc. Thời gian qua, tổ chức Công đoàn thường xuyên lắng nghe ý kiến của người lao động để giải quyết linh hoạt, kịp thời.

Tết đến với người lao động công đoàn ngành công thương Hoà Bình

Phạm Cường |

Hòa Bình - Hơn 70 suất quà đã được công đoàn ngành công thương trao đến tay người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại các CĐCS nhân dịp Tết Nguyên Đán 2022.