Hỗ trợ tài chính để ngành dệt may, da giày vượt qua dịch COVID-19

Vũ Long |

Dịch COVID-19 khiến 2 ngành dệt may, da giày và túi xách gặp nhiều khó khăn do đứt gãy sản xuất, cần được hỗ trợ để hồi phục.

Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu và nhân lực lao động

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cả 2 điểm “cung” và “cầu”. Đặc biệt, mặc dù nguồn cung có, nhu cầu của các thị trường sau dịch COVID-19 tăng, nhưng khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ do các quy định về phòng dịch phức tạp và không thống nhất giữa nhiều địa phương. 

Đặc trưng của nền sản xuất nói chung và ngành công nghiệp dệt may, da giày nói riêng là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Do đó, các khó khăn về lưu thông, vận chuyển hàng hóa do yêu cầu phòng dịch sẽ dẫn đến nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng cả về nguyên liệu sản xuất và nhân lực lao động.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas cho hay, nhiều doanh nghiệp khó tổ chức sản xuất theo “3 tại chỗ” (3T), một số doanh nghiệp tổ chức được thì lại gặp khó khăn về tập hợp nhân lực lao động.

“Vấn đề nhân lực lao động còn tiếp tục khó khăn trong thời gian dài,  bởi hiện nay lao động đã về quê hết. Sau dịch bệnh, việc tuyển dụng lao động sẽ nhiều khó khăn” – ông Trần Đức Giang cho biết. 

Việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giầy tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang… phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế 3T và “một cung đường, hai điểm đến”. Tại các địa phương miền Trung và miền Bắc, các doanh nghiệp da giầy chỉ hoạt động với công suất 50%-70%, do giãn cách xã hội và thiếu lao động.

Đối với ngành da giầy, theo phản ánh của các doanh nghiệp,  từ đầu tháng 5.2021 đến nay, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam, đã ảnh hưởng đến sản xuất, gây thiếu nguyên liệu và nhân công lao động, ảnh hưởng đến việc hoàn thành các đơn hàng trong các tháng cuối năm 2021. 

Một số doanh nghiệp đang cầm cự để hoạt động, dịch bệnh COVID-19 căng thẳng buộc các doanh nghiệp phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống COVID-19... 

Giải pháp “cứu nguy” cho doanh nghiệp trước tác động của COVID-19

Cũng theo Vitas, ngoài việc thiếu vaccine để tiêm cho người lao động thì vấn đề tài chính, chi phí lãi vay… đang là gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Mới đây, tại văn bản số 147/2021/VITAS-CS góp ý về Dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 của Chính phủ, Vitas đề nghị cắt giảm các chi phí để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc giảm 30% giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics cho đến hết năm 2021. 

Đồng thời kèm theo hàng loạt kiến nghị khác như dừng, giảm, hoãn thu phí cảng biển theo từng giai đoạn cụ thể; Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, giãn, thời gian trả nợ gốc và lãi;  Miễn, giảm phí BHXH...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thêm 32 ca COVID-19, nhiều người mắc sau 4-5 lần xét nghiệm âm tính

Thùy Linh |

Trưa 9.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết thống kê từ 6h00- 12h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 32 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng và đã được cách ly từ trước (5 ca tại khu phong tỏa, 27 ca tại khu cách ly).

Tài xế xe hàng hóa phải test nhanh COVID-19 hai lần trước khi vào Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, tài xế xe chở hàng hóa vào Móng Cái phải test nhanh 2 lần: Một tại cửa ngõ vào Quảng Ninh và một tại cửa ngõ vào TP.Móng Cái.

Người lao động phải chi trả hàng loạt chi phí phát sinh do dịch COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Trong tổng số 69.132 người lao động trả lời khảo sát online, tỷ lệ số người trả lời hiện đang mất việc chiếm 62%, người lao động đang có việc là 38%. Họ đang phải "gánh" hàng loạt chi phí phát sinh do dịch COVID-19 trong nhiều tháng nay.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Hà Nội thêm 32 ca COVID-19, nhiều người mắc sau 4-5 lần xét nghiệm âm tính

Thùy Linh |

Trưa 9.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết thống kê từ 6h00- 12h00 hôm nay, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 32 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng và đã được cách ly từ trước (5 ca tại khu phong tỏa, 27 ca tại khu cách ly).

Tài xế xe hàng hóa phải test nhanh COVID-19 hai lần trước khi vào Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, tài xế xe chở hàng hóa vào Móng Cái phải test nhanh 2 lần: Một tại cửa ngõ vào Quảng Ninh và một tại cửa ngõ vào TP.Móng Cái.

Người lao động phải chi trả hàng loạt chi phí phát sinh do dịch COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Trong tổng số 69.132 người lao động trả lời khảo sát online, tỷ lệ số người trả lời hiện đang mất việc chiếm 62%, người lao động đang có việc là 38%. Họ đang phải "gánh" hàng loạt chi phí phát sinh do dịch COVID-19 trong nhiều tháng nay.