Hiến kế áp dụng chính sách linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao khẩn trương đánh giá và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Rà soát, đánh giá để có chính sách hợp lý

Dịch bệnh COVID-19 tại nước ta đang tiếp tục được kiểm soát nhưng cục bộ tại một số địa phương như TPHCM, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương đang diễn biến phức tạp, khó dự báo và một số tỉnh có nguy cơ cao có thể bùng phát bất kỳ khi nào ở bất cứ đâu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ KHĐT chủ trì, khẩn trương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, bảo đảm khả thi để các đối tượng khó khăn được tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất các hỗ trợ của nhà nước.

Cần áp dụng nhiều chính sách linh hoạt, tăng năng suất lao động

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế – TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh: Lĩnh vực kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19 kéo dài và lan rộng, từ các ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, bán lẻ… đều đang tiếp tục bị ảnh hưởng.

“97% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất nhiều doanh nghiệp càng nhỏ thì càng kiệt sức trong lúc này. Vấn đề làm sao để vực lại khu vực kinh tế tư nhân nhỏ lẻ này” – TS Nguyễn Trí Hiếu đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh: Cần có gói giải cứu các doanh nghiệp, xây dựng theo hình thức tổ hợp tín dụng. Đây là tổ hợp của tất cả các ngân hàng phải tham gia. Mỗi ngân hàng tham gia với tỉ lệ khoảng 3% trên tổng dư nợ hiện tại của mình. Nếu các ngân hàng trong nước cùng tham gia với tỉ lệ đó thì hạn mức cho cả gói của tổ hợp tín dụng sẽ lên khoảng 300 nghìn tỉ đồng, từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19.

“Để đảm bảo hoạt động của Tổ hợp tín dụng, cần phải thực hiện các điều kiện đề ra: Các doanh nghiệp nhỏ có thể vay tín chấp chứ không thể vay thế chấp, với mức lãi suất ưu đãi khoảng 3-5%. Doanh nghiệp đạt các yêu cầu để vay trong vòng 5 năm: 2 năm đầu cho vay tuần hoàn với một hạn mức và được vay – trả trong 2 năm. Sau 2 năm có dư nợ thì 3 năm sau doanh nghiệp trả góp, trả dần cho đến hết” – TS Nguyễn Trí Hiếu hiến kế.

Cũng theo TS Nguyễn Trí Hiếu, vấn đề lớn ở đây là một tổ hợp tín dụng lớn như vậy, nếu cho vay thì việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tín chấp sẽ rất rủi ro, nên Tổ hợp tín dụng này phải được liên kết với Quỹ bảo lãnh tín dụng của Chính phủ. Chính phủ phải lập ra một quỹ bảo lãnh tín dụng cho các ngân hàng, các ngân hàng có thể tham gia vào gói tín dụng mà không sợ rủi ro lớn.

“Chỉ có cách này mới hỗ trợ được doanh nghiệp, còn giải pháp hỗ trợ gói tín dụng hàng trăm nghìn tỉ đồng như năm ngoái, các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận được tới nguồn tiền này” – TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.

Ông Phạm Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Lux Group nhấn mạnh: Để cứu nhiều doanh nghiệp du lịch đang có nguy cơ phá sản, ngoài việc đẩy nhanh tiêm phòng vaccine đến người dân trong nước, cần khẩn trương thực hiện chính sách “hộ chiếu vaccine” kết hợp 5K: Du khách đã tiêm được hai mũi và có “hộ chiếu vaccine” được ưu tiên, tương tự như cách Thái Lan đã làm.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, về lâu dài, cần cho phép áp dụng thực hiện nhiều chính sách linh hoạt như: Thực hiện các khoản vay khẩn cấp không thế chấp, trả lương nhân viên, vận hành, giãn nợ, cơ cấu các khoản vay trong 2-3 năm; Giảm thuế, phí, bảo hiểm xã hội, điện, nước, đất đai, hỗ trợ người lao động trong ngành du lịch 6 tháng đến 1 năm tiền lương.

Còn theo TS Vũ Tiến Lộc, các doanh nghiệp cũng cần đẩy nhanh tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng suất lao động. "Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế cũng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy năng suất lao động"- TS Vũ Tiến Lộc nói .

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Ký kết phối hợp “đầu của nhà khoa học” và “túi của doanh nghiệp"

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021–2030.

Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine trong doanh nghiệp ở Bình Dương?

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến số ca mắc COVID-19 trong doanh nghiệp tăng, Bộ Y tế chủ trương sẽ phân bổ từ 500.000 đến 1 triệu liều vaccine để tiêm cho công nhân ở Bình Dương. Trước mắt, đầu tháng 7.2021, Bình Dương sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4 trong các doanh nghiệp với 20.000 liều.

Bỏ tư duy máy móc để hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động

Lê Thanh Phong |

Đầu tháng 4.2021, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thành lập Hãng hàng không IPP Air Cargo hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, không vận chuyển hành khách.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ký kết phối hợp “đầu của nhà khoa học” và “túi của doanh nghiệp"

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021–2030.

Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine trong doanh nghiệp ở Bình Dương?

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến số ca mắc COVID-19 trong doanh nghiệp tăng, Bộ Y tế chủ trương sẽ phân bổ từ 500.000 đến 1 triệu liều vaccine để tiêm cho công nhân ở Bình Dương. Trước mắt, đầu tháng 7.2021, Bình Dương sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4 trong các doanh nghiệp với 20.000 liều.

Bỏ tư duy máy móc để hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động

Lê Thanh Phong |

Đầu tháng 4.2021, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thành lập Hãng hàng không IPP Air Cargo hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, không vận chuyển hành khách.