Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia của Việt Nam đã được PEFC công nhận

Vũ Long |

Đại Hội đồng PEFC (Chương trình chứng nhận chứng chỉ) đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua việc công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam.

Gia tăng nguồn cung nguyên liệu có chứng chỉ

Sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt nam có liên quan mật thiết tới khả năng của Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, tính hợp pháp, các yếu tố môi trường và xã hội của các nước phát triển- là thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.

Đặc biệt, hơn 80% nguyên liệu sản xuất đồ gỗ có chứng chỉ của Việt Nam vẫn là nhập khẩu. Điều này đặt ra câu hỏi cấp thiết về làm thế nào để gia tăng nguồn cung trong nước về gỗ có chứng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và gia tăng giá trị của ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Hơn thế nữa, hiện nay trên toàn quốc chỉ có hơn 280.000ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), là một con số rất khiêm tốn so với tổng diện tích rừng sản xuất của cả nước. Do đó, dưới sự cho phép của Thủ tướng chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) đã hợp tác với Chương trình chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC) để xây dựng Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS).

PEFC là hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất thế giới với diện tích trên 308 triệu heta, chiếm 60% diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn thế giới. PEFC được thành lập năm 1999, với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ rừng tại quốc gia, khu vực và toàn cầu, thông qua việc hợp tác và hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng của mỗi quốc gia. Việt Nam là thành viên thứ 50 trong tổng số 51 quốc gia thành viên của PEFC.

Trải qua quá trình xây dựng và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, hồ sơ của Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được gửi tới Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng để đánh giá công nhận theo các qui đinh và yêu cầu của PEFC. Tháng 10.2020 PEFC đã cử đoàn đánh giá độc lập quốc tế là tổ chức ITS Global của Australia sang Việt Nam để đánh giá Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ảnh: Lan Anh
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Ảnh: Lan Anh

Kết quả, tại cuộc họp thường niên của Đại Hội đồng PEFC ngày 11.11.2020 vừa qua đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua việc công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam phù hợp với các qui định và yêu cầu của PEFC. Do đó, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS chính thức được PEFC công nhận từ ngày 29.10.2020.

VFCS gia tăng giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp

Việc được PEFC công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững của Việt Nam, với việc thực hiện quản lý rừng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững riêng của Việt Nam phù hợp điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và với thông lệ quốc tế, mở ra cơ hội cho các sản phẩm của ngành lâm nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và đặc biệt có thể lưu hành rộng rãi tại trên 50 quốc gia là thành viên của PEFC, góp phần gia tăng giá trị cho chế biến, xuất khẩu gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Việc hoàn thiện và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam trong thời gian vừa qua có ý nghĩa lớn trong việc hiện thực hóa Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1.10.2018 của Chính phủ về việc Phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Các chứng nhận của VFCS/PEFC sẽ tạo điều kiện cho các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến và thương mại gỗ và lâm sản có thêm một sự lựa chọn để khai báo bán hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.

Sau khi Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được công nhận, Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam sẽ phối hợp với PEFC để hoàn tất các thủ tục hướng dẫn và công nhận để được sử dụng logo của PEFC cho gần 13.000ha rừng đã được đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chứng chỉ rừng cho nhóm hộ

Nga Hà |

Chứng chỉ rừng là một yêu cầu cấp thiết để tăng khả năng tiếp cận của các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường cao cấp.

Bộ GDĐT nói gì về việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Đặng Chung |

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên và Bộ GDĐT cũng thấy yêu cầu cần có những chứng chỉ này chỉ mang tính hình thức.

Không nên quy định đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là bắt buộc

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã rất nỗ lực để dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế... Với việc bỏ được một loạt văn bằng, chứng chỉ công chức, viên chức cảm thấy nhẹ nhõm", giảm bớt được gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, giảm chi phí xã hội nên được người dân hoan nghênh ủng hộ.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chứng chỉ rừng cho nhóm hộ

Nga Hà |

Chứng chỉ rừng là một yêu cầu cấp thiết để tăng khả năng tiếp cận của các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường cao cấp.

Bộ GDĐT nói gì về việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Đặng Chung |

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên và Bộ GDĐT cũng thấy yêu cầu cần có những chứng chỉ này chỉ mang tính hình thức.

Không nên quy định đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là bắt buộc

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã rất nỗ lực để dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế... Với việc bỏ được một loạt văn bằng, chứng chỉ công chức, viên chức cảm thấy nhẹ nhõm", giảm bớt được gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, giảm chi phí xã hội nên được người dân hoan nghênh ủng hộ.