Hàng trăm ngàn xe ôm công nghệ sẽ “vướng” khấu trừ trong thuế thu nhập

Thế Lâm |

Hiện nay, theo hướng dẫn từ cơ quan thuế, tài xế xe ôm công nghệ như GrabBike của Grab, Go-Bike của go-Viet, BeBike của Be, MyGo của Viettel và FastBike của FastGo… đều sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu có tổng thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên vì được xếp vào diện “cá nhân kinh doanh”…

Bao nhiêu xe ôm công nghệ là “cá nhân kinh doanh”?

Các con số được cập nhật đến thời điểm tháng 8.2019 cho thấy, tổng số tài xế xe ôm công nghệ của các hãng Grab, Go-Viet, Be, MyGo, FastGo cộng lại đã lên đến trên 400.000.

Cụ thể, công bố vào cuối năm 2018, Grab cho biết tổng số đối tác tài xế của họ là 175.000 người, gồm tài xế taxi công nghệ và xe ôm công nghệ (được cho rằng trên 130.000 người). Phía Go-Viet gần đây công bố tổng số tài xế xe hai bánh của họ đã hơn 125.000.

MyGo dù mới ra mắt dịch vụ từ tháng 7.2019 nhưng gần đây cho biết số lượng đối tác tài xế tăng mạnh và đã cán mức khoảng 100.000. Trong khi đó, Be và FastGo mỗi hãng cũng có trên 40.000 tài xế xe ôm công nghệ.

Từ việc tài xế GrabBike được xếp vào diện “cá nhân kinh doanh” trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, tài xế xe hai bánh của các hãng còn lại, cũng đương nhiên thuộc diện này khi phải thực hiện thủ tục nộp thuế với mức thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Trong trường hợp các tài xế taxi công nghệ cũng bị xếp vào diện “cá nhân kinh doanh” thì số lượng tài xế vận tải công nghệ thuộc diện “cá nhân kinh doanh” có thể còn lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc hiện nay đang xảy ra ở khu vực tài xế xe ôm công nghệ, chính là việc họ không được khấu trừ chi phí trong thuế thu nhập.

Có bao nhiêu thứ chi phí hợp lí không được khấu trừ?

Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 15.6.2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân được xếp vào diện “cá nhân kinh doanh” sẽ chịu ba mức thuế như sau: Thuế giá trị gia tăng 3% tổng doanh thu; thuế thu nhập cá nhân 1,5% tổng doanh thu; tiền thưởng bị đánh thuế 1%.

Các “cá nhân kinh doanh” sẽ không được giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên theo Thông tư 92, đối tượng thuộc diện chịu thuế này cũng không được quy định rõ là có được khấu trừ các “chi phí sản xuất kinh doanh” hợp lý hay không.

Hiện cả nước có hơn 400.000 tài xế xe ôm công nghệ (ảnh:PK).
Hiện cả nước có hơn 400.000 tài xế xe ôm công nghệ (ảnh:PK).

Anh C, một tài xế Go-Bike cho rằng: “Cá nhân kinh doanh có nhiều dạng khác nhau. Nếu là hộ kinh doanh, kinh tế gia đình họ tương đối, thậm chí có thu nhập khá giả. Còn anh em chạy xe ôm như tụi tôi, thu nhập kém họ rất xa, hầu hết là kiếm cơm qua ngày. Thế nhưng tụi tôi không được khấu trừ các chi phí hợp lí thì đã thiệt càng thiệt”.

Anh P, một tài xế GrabBike so sánh: Trường hợp có thu nhập cùng là 110 triệu đồng mỗi năm, người có thu nhập từ tiền công, tiền lương chỉ phải đóng 5% trong khoản thu nhập chịu thuế (là trên 9 triệu đồng/tháng, tương ứng trên 108 triệu đồng/năm), là 5% của khoản thu nhập chịu thuế là 2.000.000 đồng, tức phải đóng 100.000 đồng. Nhưng trong trường hợp người chịu thuế có con nhỏ, cha mẹ già.v.v… sẽ được giảm trừ gia cảnh, sẽ không phải đóng một đồng thuế nào.

Thế nhưng, các tài xế xe ôm công nghệ nếu có thu nhập 110 triệu đồng/năm sẽ bị chịu thuế 1,5% tổng thu nhập, phải đóng 1.650.000 đồng tiền thuế thu nhập cá nhân. Như trường hợp anh P, sẽ không được giảm trừ gia cảnh, song ngoài ra còn nhiều chi phí hợp lí khác để phục vụ cho công việc như xăng nhớt (khoản chi lớn nhất), trang phục, nón bảo hiểm, điện thoại, chi phí Internet cũng không được khấu trừ.

Những khoản chi phí trên được nhiều tài xế xe ôm công nghệ cho rằng có thể chiếm từ 20-30% tổng doanh thu của họ. Có nghĩa là, thu nhập thực chất của họ chưa tới ngưỡng 100 triệu đồng/năm nhưng vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tổng cục Thuế lên tiếng về mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

CAO NGUYÊN |

Tổng cục Thuế chính thức lên tiếng về khả năng điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân trong năm nay.

Sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh lên hơn 9 triệu đồng

CAO NGUYÊN |

Sau hơn 6 năm thực hiện, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã cho thấy một số điểm bất cập, không còn phù hợp với thực tế và cần sửa đổi để bảo đảm công bằng, quyền cũng như lợi ích chính đáng của đối tượng chịu thuế, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Chính bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Bộ Tài chính xác nhận, Luật Thuế TNCN hiện hành (hiệu lực từ 1.7.2013) quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động ở mức cao hơn 20% thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Đâu là nguồn cơn khiến xe ôm công nghệ bức xúc về thuế thu nhập cá nhân?

Thế Lâm |

Sự kiện vừa qua tài xế GrabBike đã phản ứng đối với công ty Grab vì bị thu 60.000 đồng/ngày được cho là khoản thu hộ thuế thu nhập cá nhân giúp cho Nhà nước. Về nguyên tắc, khoản thu này được Grab thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế, thế nhưng vì sao lại gây phản ứng?

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Tổng cục Thuế lên tiếng về mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân

CAO NGUYÊN |

Tổng cục Thuế chính thức lên tiếng về khả năng điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân trong năm nay.

Sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh lên hơn 9 triệu đồng

CAO NGUYÊN |

Sau hơn 6 năm thực hiện, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã cho thấy một số điểm bất cập, không còn phù hợp với thực tế và cần sửa đổi để bảo đảm công bằng, quyền cũng như lợi ích chính đáng của đối tượng chịu thuế, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Chính bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Bộ Tài chính xác nhận, Luật Thuế TNCN hiện hành (hiệu lực từ 1.7.2013) quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động ở mức cao hơn 20% thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Đâu là nguồn cơn khiến xe ôm công nghệ bức xúc về thuế thu nhập cá nhân?

Thế Lâm |

Sự kiện vừa qua tài xế GrabBike đã phản ứng đối với công ty Grab vì bị thu 60.000 đồng/ngày được cho là khoản thu hộ thuế thu nhập cá nhân giúp cho Nhà nước. Về nguyên tắc, khoản thu này được Grab thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế, thế nhưng vì sao lại gây phản ứng?