Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Hàng loạt nút thắt do thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ

Văn Nguyễn |

Việc chưa bố trí được nguồn kinh phí hỗ trợ và định mức hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa đảm bảo yếu tố thị trường là những điểm khiến chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có chất lượng chưa cao cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngày càng lớn

Được ban hành ngay từ đầu nhiệm kỳ của Chính phủ giai đoạn 2016-2020, Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018 thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV hướng đến nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của DNNVV.

Đây là đạo luật đầu tiên ở Việt Nam về hỗ trợ DNNVV, cụ thể hóa chủ trương về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 tại Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ, trong đó coi DN là động lực của phát triển kinh tế với những nguyên tắc như DN có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; nhà nước lấy DN là đối tượng phục vụ và nhà nước có chính sách đặc thù hỗ trợ DNNVV.

Ngay sau khi Luật Hỗ trợ DNNVV được ban hành, Chính phủ vào tháng 3.2018 tiếp tục ban hành Nghị định số 39/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV và đến nay, 5/5 nghị định hướng dẫn luật đều được ban hành đầy đủ.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Duy Đông, các chính sách về phát triển DN và hỗ trợ DNNVV giai đoạn vừa qua được ban hành khá đầy đủ, toàn diện và nhờ đó mang đến một số kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng DN bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 14,4%, tăng khoảng 80% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; tỉ lệ đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng mức đầu tư toàn xã hội cũng liên tục tăng lên từ 36,7% năm 2015 lên 46% năm 2019.

Tuy nhiên sau gần 3 năm triển khai, quá trình thực hiện Nghị định 39 xuất hiện nhiều vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế hỗ trợ DNNVV.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Đông, một số vấn đề được nhận định còn đang gây nhiều vướng mắc như các định mức hỗ trợ; cách thức, quy trình hỗ trợ; nội dung hỗ trợ trọng tâm (chuyển đổi hộ kinh doanh, tham gia cụm liên kết chuỗi giá trị, khởi nghiệp sáng tạo); một số chính sách chưa được triển khai (cấp bù lãi suất, ưu đãi thuế…), cơ chế điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; nguồn kinh phí thực hiện…

Nút thắt kinh phí hỗ trợ

Số liệu tổng hợp của 53 tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương, tổng số tiền dành cho hỗ trợ DN trong giai đoạn 2016-2020 là gần 7.000 tỉ đồng. Trong đó phần lớn các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như xây dựng và triển khai hoạt động hỗ trợ kết nối DN, triển khai các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiếp cận tín dụng hay hỗ trợ đào tạo quản trị DN.

Trong khi đó chỉ có 8% địa phương thực hiện giải pháp hỗ trợ DN về tiếp cận mặt bằng sản xuất và chỉ có 2% địa phương cung cấp thông tin về thị trường nông sản.

Đại diện nhiều DN cũng phản ánh các vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và sự mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các quy định pháp lý, chưa tiếp cận được với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước.

Một số lĩnh vực cắt giảm điều kiện kinh doanh cũng chưa thực chất và chưa công khai minh bạch.

Ghi nhận mới đây của Cục Phát triển DN (Bộ KHĐT) cũng cho thấy, vẫn còn gần 20% DN được khảo sát cho biết vẫn bị thanh kiểm tra 2 lần/năm. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bởi COVID-19, trong lúc phải áp dụng nhiều biện pháp để tồn tại và cầm cự sản xuất, thậm chí buộc phải cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động và chưa thể xoay xở được nguồn tiền, DN không những không được chia sẻ khó khăn mà vẫn tiếp tục nhận được các yêu cầu thanh tra vì nợ đọng các khoản phải nộp.

Đánh giá của Cục Phát triển DN cho thấy, năng lực của các đơn vị đầu mối thực hiện trợ giúp DNNVV còn yếu và thiếu là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém, tồn tại khiến hoạt động hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả. Một điểm mấu chốt khác là việc bố trí ngân sách chưa đủ để triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ.

Theo đó tình trạng chung hiện nay của các chương trình, kế hoạch hỗ trợ DN khu vực tư nhân là không xác định rõ được nguồn lực triển khai các giải pháp hoặc nếu có cũng không đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng DN.

Cụ thể, dù Luật Hỗ trợ DNNVV được triển khai từ đầu năm 2018, báo cáo đánh giá 2 năm thi hành của các bộ, ngành và địa phương cho thấy nguồn lực để triển khai các chính sách hỗ trợ còn hạn chế dẫn đến các địa phương chưa chủ động bố trí được kinh phí hỗ trợ.

Đa số các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình hoặc đề án hỗ trợ nhưng chưa bố trí được kinh phí triển khai. Nhiều địa phương và hiệp hội DN cũng phản ánh, định mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho DNNVV còn chưa đảm bảo yếu tố thị trường, dẫn đến các chương trình hỗ trợ chưa có chất lượng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cần hỗ trợ của DN.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tổ hợp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn vượt giai đoạn COVID-19 mới

Vũ Long |

Trước làn sóng thứ 3 của dịch bệnh COVID-19, cần chính sách hỗ trợ mạnh tay của Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhóm "yếu thế".

Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân vững bước vào thị trường EU

Thành Hương |

Sau hơn 2 tháng “đường cao tốc” EVFTA chính thức thông thương, nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU (Liên minh Châu Âu) đã được hưởng lợi. Nhằm tạo thêm nhiều động lực hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân dễ dàng đi sâu và nhanh hơn trên “tuyến cao tốc” EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), ngày 20.11.2020, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”.

Đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

MINH QUÂN |

TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19.

Một thoáng Hồ Gươm những ngày cuối năm

Linh Trang - Việt Anh |

Những ngày cuối năm Nhâm Dần, nhiều người đã tìm đến Hồ Gươm, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, trong không khí bình yên rất riêng của Thủ đô.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Tổ hợp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn vượt giai đoạn COVID-19 mới

Vũ Long |

Trước làn sóng thứ 3 của dịch bệnh COVID-19, cần chính sách hỗ trợ mạnh tay của Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhóm "yếu thế".

Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân vững bước vào thị trường EU

Thành Hương |

Sau hơn 2 tháng “đường cao tốc” EVFTA chính thức thông thương, nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU (Liên minh Châu Âu) đã được hưởng lợi. Nhằm tạo thêm nhiều động lực hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân dễ dàng đi sâu và nhanh hơn trên “tuyến cao tốc” EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), ngày 20.11.2020, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”.

Đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

MINH QUÂN |

TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19.