Hạn mặn đi qua, nỗi đau còn dai dẳng

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ |

Hơn 1 năm sau đợt hạn mặn lịch sử, những ảnh hưởng khốc liệt vẫn còn chồng chất lên người nông dân ĐBSCL với những đau thương và nước mắt…

Huyện Kế Sách được xem thủ phủ trái cây của tỉnh Sóc Trăng. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã gây thiệt hại cho nhiều vườn cây ăn trái, kéo theo đó, nguồn sinh kế cho hàng ngàn nông hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đau lòng hơn, khi hơn 1 năm sau đợt hạn mặn lịch sử, những ảnh hưởng khốc liệt vẫn còn chồng chất lên người nông dân.

Ngồi thẫn thờ bên vườn vú sữa vừa bị đốn hạ, chị Võ Thị Đăng (xã Xuân Hòa) nghẹn ngào kể: Gia đình chị trồng 1ha vú sữa đa 10 năm nay, đó cũng là nguồn sinh kế duy nhất. Khi nước mặn tràn vào, gia đình không biết nên vẫn tưới cây, khi biết thì chuyện đã quá muộn. Hơn một năm sau, dù đã có gắng cải tạo, đầu tư với hy vọng duy trì được vườn cây, nhưng lá vẫn cứ rụn, rồi cây chết. Không còn cách nào khác, chị phải kêu người tới đốn bán với giá 200.000 đồng.

 
Do ảnh hưởng dai dẳng của hạn mặn, những vườn cây vú sữa phải đốn hạ (ảnh: P.V)
Do ảnh hưởng dai dẳng của hạn mặn, những vườn cây vú sữa phải đốn hạ (ảnh: P.V)

Tương tự, vườn vú sữa rộng hàng chục ha của anh Nguyễn Hoàng Thiên trước đây cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm, giờ chỉ còn trơ gốc nằm trên mảnh đất trống. Anh Thiên nói: “Nông dân xứ này đã cố gắng cải tạo đất với hy vọng cứu được các vườn cây, nhưng mọi công sức đều tan thành mây khói. Nó hư thì phải đốn thôi, không cứu được nữa, bây giờ chỉ ráng trồng lại, còn không được thì đi mần mướn chứ biết sao giờ”.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho hay, đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã gây thiệt hại hơn 1.000 vườn cây ăn trái của tỉnh. Và đến nay, nhiều vườn cây ăn trái vẫn phải bị đốn hạ trong nỗi đau của người dân.

Ghi nhận thực tế tại các địa phương, nhiều nông hộ cũng đang điêu đứng khi ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến giờ vẫn còn dai dẳng. Hạn mặn hoành hành, đất sản xuất không thể trồng trọt, nhiều tháng qua, cả trăm thanh niên độ tuổi lao động đã ùn ùn bỏ quê lên TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... tìm việc. Xóm nghèo giờ chỉ còn lại người già và trẻ con.

Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng: Nếu chỉ hạn hán không thì còn dễ đối phó nhưng đã xâm nhập mặn thì đến 10 năm sau, đồng ruộng đất dai cũng khó khôi phục để sản xuất, canh tác.

Biến đổi khí hậu với những ảnh hưởng khốc liệt vẫn chưa dừng lại. Những nỗi đau của người nông dân chắc chắn sẽ còn dai dẳng!

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.