Hà Nội tăng tốc đón sóng đầu tư

Nguyễn Hà - Kim Khánh |

Hơn 26 tỉ USD là số tiền lãnh đạo thành phố Hà Nội dự kiến sẽ ký 36 biên bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” theo kế hoạch tổ chức ngày hôm nay 27.6. Hà Nội sẽ “trải thảm” đón làn sóng đầu tư này như thế nào?

Từ chuyện của Panasonic chuyển nhà máy từ Bangkok về Hà Nội

Cuối tháng 5.2020, Panasonic - một trong những đại gia sản xuất hàng điện tử hàng đầu của Nhật Bản thông báo sẽ đóng cửa một nhà máy lớn bên ngoài thủ đô Bangkok - Thái Lan vào đầu mùa thu này và chuyển hoạt động sản xuất sang một nhà máy lớn hơn tại Việt Nam để có được hiệu quả sản xuất tốt hơn.

Cụ thể, tờ Nikkei thông tin, nhà máy của Panasonic tại Bangkok sẽ ngừng sản xuất máy giặt vào tháng 9.2020 và tủ lạnh vào tháng 10.2020. Bản thân nhà máy này sẽ bị đóng cửa vào tháng 3.2021, một trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng sẽ bị đóng cửa. Theo Panasonic thì động thái chuyển nhà máy về Việt Nam, họ sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Trả lời báo chí, ông Marukawa Yoichi - Tổng Giám đốc Panasonic Việt Nam - nhận định về sự chuyển dịch này: “Trước mắt, dây chuyền sản xuất tủ lạnh công suất lớn sẽ được chuyển đến nhà máy Panasonic Việt Nam (PAPVN) cơ sở Đông Anh. Sản xuất máy giặt cửa đứng công suất lớn sẽ được chuyển đến nhà máy PAPVN cơ sở Hưng Yên. Chúng tôi sẽ lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất để tăng công suất cho 2 nhà máy trên.

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, Công ty sẽ lên kế hoạch mở rộng. Lúc đó sẽ làm các thủ tục đăng ký đầu tư”.

Câu chuyện của Panasonic là minh chứng điển hình cho việc Hà Nội đang được xem là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ bởi môi trường chính trị an toàn, ổn định, mà còn có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng.

Đặc biệt, sau thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư nước ngoài đang có ấn tượng rất tốt đối với Hà Nội, nhất là trong bối cảnh có xu hướng dịch chuyển đầu tư trong khu vực và toàn cầu.

Báo cáo của UBND TP.Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2020, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhất là thủ tục hành chính. Qua đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội tiếp tục có những tín hiệu khả quan. Tính chung từ đầu năm đến ngày cuối tháng 5.2020, Hà Nội đã thu hút 1.045 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó có 255 dự án được cấp mới với số vốn đăng ký 327 triệu USD.

Nhìn thực chất vào con số 255 dự án được cấp mới thì trung bình mỗi dự án chỉ hơn 1 triệu USD, chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo Hà Nội.

Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư bằng nâng cao năng lực cạnh tranh

Năm 2019 là năm thứ 2 TP.Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh). Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), xếp thứ 9/63 tỉnh, TP (không thay đổi xếp hạng so với năm trước), tăng 15 bậc so với năm 2015, tăng 42 bậc so với năm 2012. Trong 7 năm liên tiếp từ năm 2012, Chỉ số PCI của Hà Nội duy trì tăng hạng và tăng điểm (trong đó 6 năm liên tiếp từ 2012 đến 2018, Chỉ số PCI tăng hạng; năm 2019 tăng điểm và giữ nguyên mức xếp hạng).

Năm 2019 là năm đầu tiên chỉ số PCI của Hà Nội có tới 9/10 chỉ số thành phần tăng hạng và giữ nguyên mức xếp hạng (trong đó có 8/10 chỉ số thành phần tăng hạng và 1 chỉ số thành phần giữ nguyên mức xếp hạng). Có 4/10 chỉ số thành phần tăng trên 10 bậc (từ 12 bậc đến 19 bậc). Chỉ có 1 chỉ số thành phần giảm hạng (tuy nhiên trong top 10 tỉnh, TP dẫn đầu cả nước).

Với kết quả Chỉ số PCI năm 2019, Hà Nội có 3 chỉ số thành phần trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; có 6 chỉ số xếp hạng ở mức trung bình; chỉ còn 1 chỉ số thành phần nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có xếp hạng thấp.

Ngày 5.6, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND của UBND thành phố về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, đặc biệt, một số chỉ số và chỉ tiêu cần tiếp tục có biện pháp khắc phục như Chỉ số “Môi trường cạnh tranh bình đẳng” vẫn xếp hạng thấp, 56 trên 63 tỉnh, thành phố; Chỉ số “Gia nhập thị trường” có sự sụt giảm cả về điểm số và xếp hạng... Ngoài ra, nhóm 25 chỉ tiêu liên quan đến đánh giá cán bộ công chức của thành phố, tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa nhiều, vẫn còn chín chỉ tiêu xếp hạng thấp, từ 50 đến 59 trong 63 tỉnh, thành phố.

Với Chỉ số “Môi trường cạnh tranh bình đẳng”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội giao Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố phối hợp các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề theo dõi và triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các quy hoạch, kế hoạch của thành phố. Hiệp hội phải là đầu mối tiếp nhận thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp, chuyển tải thông tin, báo cáo UBND thành phố để giải đáp, xử lý và tháo gỡ. Về Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”, chỉ số duy nhất tụt hạng trong năm 2019, UBND TP.Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các giải pháp để cải thiện và nâng cao như: Giữ vững tỉ lệ 100% tổng số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận thực hiện qua mạng; bảo đảm thời gian giải quyết đúng hạn và sớm trước quy định đối với cả thủ tục đăng ký mới và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp; phấn đấu 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4…

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhấn mạnh: Hà Nội có lợi thế về nguồn nhân lực cao. Để thu hút đầu tư chất lượng cao, có hàm lượng khoa học công nghệ cao thì quan trọng là nguồn nhân lực trong nước phải có trình độ để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

“Yếu tố này thì các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM có lợi thế hơn nhiều tỉnh khác vì có nhiều các trường đại học, trung tâm nghiên cứu. Điều này thì Hà Nội có ưu điểm nổi trội. Để thu hút đầu tư chất lượng cao, cần nhất vẫn là cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp” - TS Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistic, hàng tiêu dùng và bán lẻ. Để thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, Hà Nội cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhanh chóng ban hành các quyết để đón nhận chuyển dịch đầu tư, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Hà Nội trao quyết định cho 116 dự án đầu tư

Ngày 27.6.2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (số 1 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Tham dự Hội nghị dự kiến có 1.850 đại biểu, bao gồm lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Đặc biệt, tham dự có trên 1.200 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp tham dự để nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc đề xuất đầu tư dự án mới trên địa bàn thành phố.

Tại Hội nghị này, TP.Hà Nội sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư cho 116 dự án với tổng vốn đầu tư 339.670 tỉ đồng (tương đương 15,5 tỉ USD) với số vốn tăng thêm trên 266.229 tỉ đồng (tương đương 12 tỉ USD). Lãnh đạo TP.Hà Nội sẽ ký 36 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư với tổng giá trị 26,079 tỉ USD, trong đó có 23 MOU của các doanh nghiệp trong nước (17,855 tỉ USD) và 13 MOU của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (8,224 tỉ USD). UBND thành phố cũng công bố tại hội nghị Danh mục 282 dự án xúc tiến, kêu gọi đầu tư với tổng số vốn 483,1 nghìn tỉ đồng.

Nguyễn Hà - Kim Khánh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi, phát triển kinh tế

Khánh Hoà |

Chia sẻ về “Hội nghị Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra hôm nay (27.6), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thời gian qua Hà Nội dù tập trung chống dịch, nhưng vẫn trăn trở về một yêu cầu là vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19 vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế và chúng ta vẫn phải duy trì và tiếp tục phát triển kinh tế của TP và đất nước để không bị tụt hậu.

Hà Nội tiên phong hồi phục, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” sẽ diễn ra vào sáng 27.6 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Qua hội nghị, Hà Nội sẽ kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước thể hiện sự tiên phong trong phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Lượng hành khách nội địa qua sân bay Nội Bài phục hồi hoàn toàn

Minh Hạnh |

Theo đại diện Cảng Hàng quốc tế Nội Bài, hiện lượng vận chuyển hành khách nội địa qua cảng đã phục hồi 100%. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, có những ngày, sản lượng bay tại Nội Bài tăng đột biến. Hiện tại trung bình hàng ngày đã có khoảng 400 – 450 lượt chuyến (L/C) qua Cảng với hơn 60.000 khách (trong đó hầu hết là chuyến bay quốc nội).

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Hà Nội phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi, phát triển kinh tế

Khánh Hoà |

Chia sẻ về “Hội nghị Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra hôm nay (27.6), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thời gian qua Hà Nội dù tập trung chống dịch, nhưng vẫn trăn trở về một yêu cầu là vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19 vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế và chúng ta vẫn phải duy trì và tiếp tục phát triển kinh tế của TP và đất nước để không bị tụt hậu.

Hà Nội tiên phong hồi phục, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” sẽ diễn ra vào sáng 27.6 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Qua hội nghị, Hà Nội sẽ kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước thể hiện sự tiên phong trong phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Lượng hành khách nội địa qua sân bay Nội Bài phục hồi hoàn toàn

Minh Hạnh |

Theo đại diện Cảng Hàng quốc tế Nội Bài, hiện lượng vận chuyển hành khách nội địa qua cảng đã phục hồi 100%. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, có những ngày, sản lượng bay tại Nội Bài tăng đột biến. Hiện tại trung bình hàng ngày đã có khoảng 400 – 450 lượt chuyến (L/C) qua Cảng với hơn 60.000 khách (trong đó hầu hết là chuyến bay quốc nội).