Hà Nội: Không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết Nguyên đán

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường và các giải pháp bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân Thủ đô dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Ngày 29.12, tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Công Thương đã có báo cáo công tác cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2020 Tết Nguyên đán 2021.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đến nay đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố Hà Nội và các tỉnh, 2 tổ chức tín dụng đăng ký tham gia kế hoạch bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân thông qua 12.443 điểm bán. Trong đó, có 142 siêu thị, 1351 cửa hàng tiện lợi và 7.680 cửa hàng tạp phẩm, 1438 điểm bán hàng tịa các chợ, 495 bếp ăn tập thể, 5.000 điểm bán hàng ở các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội.

Các đơn vị trến địa bàn đã xây dựng kế hoạch khai thác tăng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình 7-22% so với kế hoạch Tết năm 2020. Cùng với đó, nguồn cung các mặt hàng dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết.

Cùng với đó, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án bảo đảm sản phẩm thiết yếu đã xây dựng (lượng hàng hóa ký kết tăng 2-3 lần so với ngày thường) để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 39.400 tỉ đồng (tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết năm 2020).

Bà Trần Thị Phương Lan thông tin tại Hội nghị.
Bà Trần Thị Phương Lan thông tin tại Hội nghị.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các chương trình, sự kiện lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cụ thể, Sở Công Thương tổ chức hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Tân Sửu 2021 trong tháng 1.2021 với quy mô dự kiến khoảng 200 gian hàng tiêu chuẩn. Đồng thời dự kiến tổ chức Hội chợ Xuân Tân Sửu 2021 thuộc dự án tuần hàng Việt với quy mô 100 gian hàng trong tháng 2.2021. Dự kiến tổ chức 88 chợ Hoa Xuân phục vụ Tết, các chuyến bán hàng lưu động về khu vực ngoại thành Hà Nội, các khu công nghiệp khu chế xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm phục vụ Tết của nhân dân.

Sở cũng tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại hệ thống các điểm bán hàng (455 chợ, 142 siêu thị, trên 1800 cửa hàng tiện ích, chuỗi…).

“Sở sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Tân Sửu 2021 cũng như tình hình dịch COVID-19 để kịp thời điều tiết cung - cầu hàng hóa phục vụ nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng tăng giá đột biến.

Đồng thời, xây dựng quy trình nắm bắt thông tin, kịch bản điều tiết cung - cầu khi thị trường xảy ra biến động bất thường và kịch bản trong điều kiện COVID-19 bùng phát trở lại trong dịp Tết để bảo đảm đầy đủ hàng hóa phục vụ nhân dân”, bà Lan nói.

Cũng theo bà Phương, Sở Công Thương sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thực phẩm nhằm kiểm soát được nguồn cung và dịch bệnh có thể lây lan qua biên giới. Tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ trên địa bàn để đảm bảo thực phẩm lưu thông đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Hàng nhái thương hiệu giá 100.000 đồng bán khắp vỉa hè dịp cuối năm

Ngọc Lê |

Thời điểm những tháng cuối năm chính lúc các đối tượng buôn hàng lậu, hàng giả tung hoành, gia tăng về cả khối lượng lẫn chủng loại hàng hóa.

Hàng hoá đắt gấp 2-3 lần: Trung gian làm đội giá, “móc túi” người tiêu dùng

Vũ Long |

Để đến được tay người tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa (nhất là hàng nông sản) phải trải qua nhiều khâu trung gian khác nhau. Việc này khiến giá thành sản phẩm bị đội lên gấp nhiều lần. Theo các chuyên gia, quá nhiều khâu trung gian, không chỉ là các “vòi bạch tuộc” siết vào mức lãi của người nông dân mà còn “móc túi” người tiêu dùng.

Hàng Tết giảm giá "sốc"

Cường Ngô |

Nhiều đơn vị cho biết sẽ tăng cung ứng hàng Tết đến 10 lần so với ngày thường và có kế hoạch chuẩn bị từ trước 4 tháng. Đồng thời, sẽ có nhiều đợt giảm giá "khủng" để giảm áp lực chi tiêu cho khách hàng.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

TPHCM: Hàng nhái thương hiệu giá 100.000 đồng bán khắp vỉa hè dịp cuối năm

Ngọc Lê |

Thời điểm những tháng cuối năm chính lúc các đối tượng buôn hàng lậu, hàng giả tung hoành, gia tăng về cả khối lượng lẫn chủng loại hàng hóa.

Hàng hoá đắt gấp 2-3 lần: Trung gian làm đội giá, “móc túi” người tiêu dùng

Vũ Long |

Để đến được tay người tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa (nhất là hàng nông sản) phải trải qua nhiều khâu trung gian khác nhau. Việc này khiến giá thành sản phẩm bị đội lên gấp nhiều lần. Theo các chuyên gia, quá nhiều khâu trung gian, không chỉ là các “vòi bạch tuộc” siết vào mức lãi của người nông dân mà còn “móc túi” người tiêu dùng.

Hàng Tết giảm giá "sốc"

Cường Ngô |

Nhiều đơn vị cho biết sẽ tăng cung ứng hàng Tết đến 10 lần so với ngày thường và có kế hoạch chuẩn bị từ trước 4 tháng. Đồng thời, sẽ có nhiều đợt giảm giá "khủng" để giảm áp lực chi tiêu cho khách hàng.