Hà Nội: Chặn đứng hơn 11.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong 6 tháng

Khương Duy |

Theo báo cáo Ban chỉ đạo 389 Thành phố, trong 6 tháng năm 2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 12.967 vụ liên quan đến các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, xử lý hành chính 11.199 vụ, khởi tố hình sự 89 vụ đối với 11 đối tượng.

Nhiều phương thức vận chuyển tinh vi

Chiều nay (10.7), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo 389 Thành phố tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 thành phố, hiện trên thị trường hoạt động buôn bán hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả vi phạm với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Khương Duy
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Khương Duy

Theo ông Chu Xuân Kiên – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, các đối tượng buôn lậu đã thay đổi phương thức vận chuyển theo hướng giảm vận chuyển số lượng hàng nhập lậu giá trị cao thay vì đường bộ mà chuyển sang vận chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị lớn như: ma túy tổng hợp, heroin, ngoại tệ, sừng tê giác.

Ông Nguyễn Dương Thái – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Thành phố Hà Nội cho biết, các đối tượng thường giấu hàng theo người, trong hành lý, không khai báo hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh, lợi dụng quy định được miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu hoặc chia nhỏ số lượng hàng hóa, gửi về nhiều địa chỉ khác nhau.

Trong khi đó, hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, cấu kết từ các tỉnh biên giới, Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài vào tiêu thụ trong nội địa với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn, tuyến đường và phương tiện vận chuyển... để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Đồng bộ giải pháp, chặn đứng gian lận

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, sự quan tâm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, chưa có chiều sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra.

Trong bối cảnh các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại luôn tìm mọi cách để đối phó với các lực lượng chức năng. Một bộ phận lực lượng chức năng còn chưa chuyên sâu về nghiệp vụ; trang bị phương tiện còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Công an Hà Nội bắt giữ hơn 6 tạ bóng cười cùng nhiều bình khí trái phép. Ảnh: PV
Công an Hà Nội bắt giữ hơn 6 tạ bóng cười cùng nhiều bình khí trái phép. Ảnh: PV

Việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên đôi lúc chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt và kịp thời ở một số vụ việc và thời điểm.

Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thiếu đồng bộ, chồng chéo, chế tài không rõ ràng nên khó áp dụng; còn có kẽ hở để các đối tượng lợi dụng hoạt động.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 thành phố nhận định, thời gian qua, công tác đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi.

Công tác phối hợp giữa Trung ương và Hà Nội, giữa các ngành, các cấp còn hạn chế, thiếu chủ động, nhạy bén. Các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, chế tài xử lý khó áp dụng, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

Từ nay đến cuối năm, để nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh, chống buôn lậu trên địa bàn thành phố, ông Lê Hồng Sơn yêu các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh shisha, bóng cười…

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra vào từng thời điểm cụ thể như Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán để nâng cao hiệu quả đấu tranh; phối hợp với các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương tăng cường kiểm tra tuyến; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, trao đổi thông tin giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh… nhằm ngăn chặn hàng lậu.

Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương sớm hoàn thiện bộ máy hoạt động của Cục Quản lý thị trường; kiến nghị với Trung ương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản xử lý vi phạm hành chính.

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Pháp luật 24h: Cửa hàng Nhật Cường bị khám xét không chỉ vì nhập hàng lậu

T.H |

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03), Bộ Công an đã khám xét toàn bộ hệ thống cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile. Việc khám xét cửa hàng Nhật Cường liên quan đến nhiều vấn đề, chứ không chỉ riêng về dấu hiệu nhập hàng lậu... là tin pháp luật nóng trong 24h qua.

Khám xét chuỗi cửa hàng Nhật Cường không chỉ vì dấu hiệu nhập hàng lậu

Nhóm PV |

Nguồn tin từ lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 cho biết, việc khám xét chuỗi cửa hàng của Nhật Cường Mobile và nơi ở của ông chủ Nhật Cường, liên quan đến nhiều vấn đề, chứ không chỉ riêng về dấu hiệu nhập hàng lậu.

Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại: "Vẽ đường" cho hàng lậu?

Lan Hương - Phạm Dung |

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng như điện thoại, nước hoa được xem là hình thức "tận thu" và có thể tiếp tay cho hàng lậu, hàng xách tay tràn vào Việt Nam.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Pháp luật 24h: Cửa hàng Nhật Cường bị khám xét không chỉ vì nhập hàng lậu

T.H |

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03), Bộ Công an đã khám xét toàn bộ hệ thống cửa hàng điện thoại Nhật Cường Mobile. Việc khám xét cửa hàng Nhật Cường liên quan đến nhiều vấn đề, chứ không chỉ riêng về dấu hiệu nhập hàng lậu... là tin pháp luật nóng trong 24h qua.

Khám xét chuỗi cửa hàng Nhật Cường không chỉ vì dấu hiệu nhập hàng lậu

Nhóm PV |

Nguồn tin từ lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 cho biết, việc khám xét chuỗi cửa hàng của Nhật Cường Mobile và nơi ở của ông chủ Nhật Cường, liên quan đến nhiều vấn đề, chứ không chỉ riêng về dấu hiệu nhập hàng lậu.

Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại: "Vẽ đường" cho hàng lậu?

Lan Hương - Phạm Dung |

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng như điện thoại, nước hoa được xem là hình thức "tận thu" và có thể tiếp tay cho hàng lậu, hàng xách tay tràn vào Việt Nam.