Hà Nội cắt khách xe buýt cho tàu điện trên cao: Người dân kêu bất tiện

VƯƠNG TRẦN |

Để kết nối với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, một loạt tuyến xe buýt dọc các tuyến đường trùng lộ trình với đường sắt đã bị điều chỉnh. Điều này khiến nhiều người lâu nay vẫn dùng xe buýt để đi vào trung tâm cảm thấy bất tiện, mất thời gian hơn trong việc di chuyển.

Điều chỉnh nhiều tuyến xe buýt, nhiều người than bất lợi

Mới đây, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) Nguyễn Hoàng Hải cho biết, hiện có 43 tuyến buýt hoạt động dọc hành lang tuyến, chiếm khoảng 40% số lượng tuyến của toàn mạng lưới.

Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng và báo cáo UBND TP phương án kết nối trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, Hà Nội sẽ điều chỉnh 4 tuyến buýt trùng lộ trình với tuyến ĐSĐT 2A (tuyến số 02, 21, 27, 33), duy trì hoạt động của tuyến buýt số 01. BX Gia Lâm- BX Yên Nghĩa.

Theo ông Hải, phương án này theo nguyên tắc giảm tối đa hiện tượng trùng tuyến, giảm mật độ, số lượng xe buýt trên trục dọc tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, chỉ xem xét giữ lại một số tuyến buýt để có thể kết nối trực tiếp từ Yên Nghĩa tới các khu vực xa trung tâm.

Đồng thời, bố trí các điểm dừng xe buýt hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi chuyển tuyến, đảm bảo khoảng cách điểm dừng xe buýt tới nhà ga không quá 500m...

Ngày 22.3, khi nghe tin Sở GTVT Hà Nội đề xuất điều chỉnh một số tuyến xe buýt nhằm tránh trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (2A), nhiều hành khách đang sử dụng xe buýt thường xuyên cũng tỏ ra thấy việc điều chỉnh này khiến nhiều người di chuyển bất tiện hơn. Anh Nguyễn Văn Long (45 tuổi, Yên Nghĩa, Hà Đông) cho hay, đơn vị làm việc của tôi ở Tây Sơn, do đó hàng ngày chỉ cần đi một tuyến xe buýt 02 là tới nơi làm việc.

Tuy nhiên, bây giờ nếu muốn tới cơ quan, anh Long phải đi tàu trên cao và dừng lại ở một ga khác hoặc phải xuống ga Láng để bắt tiếp một tuyến buýt khác mới tới nơi làm việc được. Như vậy thời gian chờ và chuẩn bị của tôi sẽ lâu hơn so với trước, việc lên xuống như vậy cũng rất mất công” - anh Long phàn nàn.

Nhiều tuyến buýt dọc tuyến đường Nguyễn Trãi phải thay đổi lộ trình. Ảnh: TRẦN VƯƠNG
Nhiều tuyến buýt dọc tuyến đường Nguyễn Trãi phải thay đổi lộ trình. Ảnh: TRẦN VƯƠNG

Không đẩy người dân vào thế khó...

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh tại ga Cát Linh có 7 tuyến buýt, Yên Nghĩa có 11 tuyến và mỗi ga khác có trung bình từ 2-3 tuyến. Như vậy hành khách khi sử dụng tuyến đường sắt trên cao này có thể kết nối cùng với hệ thống giao thông công cộng khác.

Việc Hà Nội làm giao thông công cộng như đường sắt trên cao mục đích không phải triệt tiêu phương tiện khác mà là để hạn chế phương tiện cá nhân, thay đổi thói quen sử dụng phương tiện của người dân.

Liên quan tới vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng, xét về thứ tự tổ chức ưu tiên luôn phải ưu tiên cho phương tiện có lưu lượng vận tải lớn, tốc độ nhanh, vì thế việc điều chỉnh ưu tiên khách cho tàu điện trên cao là hợp lý.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều chỉnh tuyến thì Hà Nội phải bảo đảm tổ chức kết nối giữa các phương tiện tạo sự thuận lợi cho người di chuyển.

Còn PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho rằng, việc điều chỉnh nói trên là đúng và thông thường, ở các nước họ cũng làm vậy. Theo đó, khi có tuyến đường sắt trên cao, người ta sẽ điều chỉnh tuyến xe buýt để làm sao sử dụng tối đa đường sắt trên cao vì tốc độ cao hơn, lưu lượng vận tải lớn hơn.

Điều chỉnh 4 tuyến trùng lộ trình

Sở GTVT Hà Nội đề xuất điều chỉnh tuyến buýt để tránh trùng lộ trình với đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đồng thời tăng khả năng kết nối với mạng lưới giao thông đô thị.

Cụ thể, tuyến buýt 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Bác Cổ - Bến xe Mỹ Đình) kết nối với đường sắt 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ngã tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa (9km). Điều chỉnh tuyến buýt 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) thành tuyến ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long), kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Láng đến Bến xe Yên Nghĩa (10 km).

Tuyến buýt 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh), kết nối với đường sắt 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Văn Quán đến Ga Hà Đông và từ Ga Văn Khê tới Ga Yên Nghĩa (3 km).

Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa) và nhánh tuyến 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến ngang số 21 (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành Đai 3), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Vành Đai 3 đến Ga Yên Nghĩa (7,5 km).

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không phải là “ngôi sao cô đơn”

VƯƠNG TRẦN |

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông khi đi vào hoạt động có sự kết nối với các phương tiện giao thông công cộng khác phục vụ cho người dân. Như vậy tuyến đường này sẽ không phải là “ngôi sao cô đơn”” - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường ví von.

Sẽ cấm xe máy vào giờ cao điểm trên 6 tuyến phố Hà Nội

Thành Trung |

Liên quan tới lộ trình cấm xe máy, hiện TP.Hà Nội đang nghiên cứu cấm xe máy vào giờ cao điểm trên 6 tuyến phố gồm: Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng.

Đề xuất cấm xe máy: Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận “mưa” câu hỏi

VƯƠNG TRẦN |

Hàng loạt câu hỏi đã được các phóng viên báo giới gửi tới lãnh đạo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội liên quan tới đề xuất cấm xe máy đang gây tranh cãi trong dư luận.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không phải là “ngôi sao cô đơn”

VƯƠNG TRẦN |

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông khi đi vào hoạt động có sự kết nối với các phương tiện giao thông công cộng khác phục vụ cho người dân. Như vậy tuyến đường này sẽ không phải là “ngôi sao cô đơn”” - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường ví von.

Sẽ cấm xe máy vào giờ cao điểm trên 6 tuyến phố Hà Nội

Thành Trung |

Liên quan tới lộ trình cấm xe máy, hiện TP.Hà Nội đang nghiên cứu cấm xe máy vào giờ cao điểm trên 6 tuyến phố gồm: Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng.

Đề xuất cấm xe máy: Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận “mưa” câu hỏi

VƯƠNG TRẦN |

Hàng loạt câu hỏi đã được các phóng viên báo giới gửi tới lãnh đạo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội liên quan tới đề xuất cấm xe máy đang gây tranh cãi trong dư luận.