Gỡ 3 "nút thắt" về việc làm trong năm 2021 do tác động của COVID-19

Vũ Long |

Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh COVID-19 làm tăng tỉ lệ người lao động bị mất việc làm, cần tập trung tháo gỡ 3 "nút thắt".

3 giải pháp tháo gỡ khó khăn về việc làm trong bối cảnh COVID-19

Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2020, mặc dù tình trạng thất nghiệp của người lao động đã được cải thiện từ quý IV/2020, nhưng diễn biến vẫn rất khó lường, phụ thuộc lớn vào tác động của dịch bệnh COVID-19.

Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cho thấy dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể mới của vi rút gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới.

Để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cần thực hiện đồng bộ các chính sách, trong đó:

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Đào tạo lại nguồn nhân lực

Thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới.

Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đã vượt qua COVID-19, duy trì việc làm cho người lao động, đảm bảo đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Vũ Long
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đã vượt qua COVID-19, duy trì việc làm cho người lao động, đảm bảo đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Vũ Long

Trước tình hình đại dịch COVID-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định: Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chứ không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như trước đây.

Đa số những người thiếu việc làm không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỉ lệ thiếu việc làm càng thấp.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Sẽ có bảng lương mới theo vị trí việc làm từ năm 2021?

Minh Phương |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP trong đó nhấn mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm từ năm 2021.

Mong khống chế được COVID-19 để ổn định việc làm, thu nhập

Bảo Hân |

Chia sẻ về mong muốn của mình với phóng viên Báo Lao Động, nhiều cán bộ Công đoàn (CĐ), người lao động (NLĐ) mong muốn Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19 và thế giới sẽ nhanh chóng khống chế được đại dịch này để việc làm, thu nhập cho NLĐ ổn định hơn, hoạt động CĐ thuận lợi hơn trong năm 2021.

Không có việc làm do dịch bệnh, 9 công dân nhập cảnh trái phép về Việt Nam

Phạm Đông |

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, công ty ở Trung Quốc không làm việc nên 9 công dân người Việt Nam đã bắt xe về biên giới, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sẽ có bảng lương mới theo vị trí việc làm từ năm 2021?

Minh Phương |

Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP trong đó nhấn mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm từ năm 2021.

Mong khống chế được COVID-19 để ổn định việc làm, thu nhập

Bảo Hân |

Chia sẻ về mong muốn của mình với phóng viên Báo Lao Động, nhiều cán bộ Công đoàn (CĐ), người lao động (NLĐ) mong muốn Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19 và thế giới sẽ nhanh chóng khống chế được đại dịch này để việc làm, thu nhập cho NLĐ ổn định hơn, hoạt động CĐ thuận lợi hơn trong năm 2021.

Không có việc làm do dịch bệnh, 9 công dân nhập cảnh trái phép về Việt Nam

Phạm Đông |

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, công ty ở Trung Quốc không làm việc nên 9 công dân người Việt Nam đã bắt xe về biên giới, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.