Giữa hạn mặn, có một nghề thấy nắng nóng, nước mặn lại… mừng

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, hạn mặn diễn ra gay gắt khiến ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một nghề mà nghe hạn mặn, nắng nóng kéo dài thì niềm vui của họ dài thêm. Đó là nghề làm muối tại các tỉnh ven biển miền Tây.

Hiện nay diêm dân các tỉnh ĐBSCL đang tất bật bước vào vụ muối năm 2020. Các tỉnh có diện tích muối lớn như: Bạc Liêu (1.670 ha), Bến Tre (1.440ha), Sóc Trăng (450ha) và Trà Vinh. Năm nay, diêm dân rất phấn khởi vì nắng nóng kéo dài và giá cũng được.

Trúng mùa, được giá diêm dân tranh thủ thu hoạch muối (ảnh Nhật Hồ)
Thu hoạch muối tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Tại ấp Danh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải, Bạc Liêu diêm dân vừa trúng mùa được giá. Theo nhiều diêm dân, nếu sản xuất trung bình 1.000m2 muối trải bạt cho năng suất khoảng 70 tấn/ha/năm, sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 50 triệu đồng/ha/vụ.

Nắng nóng, hạn mặn kéo dài nghề làm muối cho thu nhập khá (ảnh Nhật Hồ)
Nắng nóng, hạn mặn kéo dài nghề làm muối cho thu nhập khá. Ảnh: Nhật Hồ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, vụ muối 2019 – 2020, diêm dân trong tỉnh sản xuất 1.670ha muối; trong đó, muối trải bạt hơn 72ha, sản lượng ước đạt 50.000 tấn với muối trắng khoảng 4.700 tấn. Thời tiết thuận lợi, nắng nóng kéo dài, độ nóng cao là điều kiện tốt cho sản xuất muối.

Diêm dân phấn khởi mở rộng diện tích dù Bạc Liêu khuyến cáo không nên (ảnh Nhật Hồ)
Diêm dân phấn khởi mở rộng diện tích dù Bạc Liêu khuyến cáo không nên. Ảnh: Nhật Hồ

Hiện muối đen được thương lái mua tại ruộng có giá dao động từ 800 – 1.200 đồng/kg, muối trắng từ 1.500 – 1.800 đồng/kg, cao gấp 3 – 4 lần so với thời điểm giá muối xuống thấp. Với giá hiện tại, diêm dân có lãi khoảng 40 – 50 triệu đồng/ha/vụ.

Nghề muối gắn liền với nước mặn và nắng nóng, vì vậy nắng nóng khô hạn kéo dài thuận lợi cho sản xuất muối (ảnh Nhật Hồ)
Nghề muối gắn liền với nước mặn và nắng nóng, vì vậy nắng nóng khô hạn kéo dài thuận lợi cho sản xuất muối (ảnh Nhật Hồ)

Mặc dù giá muối hiện tăng mạnh so với trước, nhưng Bạc Liêu tiếp tục khống chế diện tích sản xuất; đồng thời khuyến khích diêm dân chuyển một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định, bởi nghề muối không phải lúc nào cũng thuận lợi.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Gồng mình ứng phó với đợt cao điểm mới về hạn hán, ngập mặn

L.V |

Từ ngày 7-15.3.2020, đồng bằng sông Cửu Long bước vào xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 âm lịch. Cuối tháng 3.2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao.

Lách khe cửa hẹp, mưu sinh mùa hạn mặn

NHẬT HỒ |

ĐBSCL bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Tuy nhiên, đối với người dân họ tận dụng mọi điều kiện để mưu sinh và cho thu nhập đáng kể. Nhiều mô hình tiết kiệm nước được áp dụng cho thu nhập cao trong mùa hạn mặn.

Hạn mặn gây thiệt hại lúa ở Kiên Giang: Nhân tai nối giáo cho thiên tai

LỤC TÙNG |

Chỉ trong 1 tuần lễ, diện tích lúa bị hạn mặn gây hại ở Kiên Giang đã tăng lên trên 1.500ha. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng nguyên nhân không chỉ đến từ sự khắc nghiệt của thiên tai... Hạn mặn cũng còn do người nuôi thủy sản bơm xả trực tiếp nước mặn trong quá trình nuôi ra các kênh nước ngọt và người trồng lúa dùng chính nguồn nước này để tưới lúa.

Nhộn nhịp khu “chợ nước” giữa vùng hạn mặn

SỞ HẠ - HỒNG LAN |

“Chợ nước” là cách gọi vui của bà con dọc tuyến sông Hòa Nghĩa (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để nói về các điểm bơm cấp nước ngọt miễn phí phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng hạn mặn đang vào giai đoạn gay gắt. Gọi là “chợ” nhưng không có cảnh bán – mua, chỉ có cảnh tấp nập những người chờ đến giờ để chở nước ngọt về nhà.

Quy hoạch xung quanh vịnh Cửa Lục: Không được động đến rừng ngập mặn

Nguyễn Hùng |

Thành phố (TP) Hạ Long mới, trên cơ sở sáp nhập TP.Hạ Long cũ và huyện Hoành Bồ, sẽ lấy vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối. Ngay từ thời điểm có thông tin hai địa phương này sáp nhập cho đến giờ, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản danh tiếng đã tìm về để tìm kiếm cơ hội đầu tư, khiến dư luận lo lắng về những cánh rừng ngập mặn tự nhiên tuyệt đẹp bảo vệ vịnh Cửa Lục có thể biến mất.

Giải pháp sống chung với hạn mặn: Phù hợp trước mắt nhưng không căn cơ!

Lê Thanh Nguyên |

Giải pháp sống chung với hạn mặn trong điều kiện như hiện nay là phù hợp, nhưng đó không phải là bước đi căn cơ nếu không tiến hành được cùng với giảm thiểu từ đầu tư cơ bản và phát huy thế mạnh tiềm tàng trong tự nhiên.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

ĐBSCL: Gồng mình ứng phó với đợt cao điểm mới về hạn hán, ngập mặn

L.V |

Từ ngày 7-15.3.2020, đồng bằng sông Cửu Long bước vào xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 âm lịch. Cuối tháng 3.2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao.

Lách khe cửa hẹp, mưu sinh mùa hạn mặn

NHẬT HỒ |

ĐBSCL bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Tuy nhiên, đối với người dân họ tận dụng mọi điều kiện để mưu sinh và cho thu nhập đáng kể. Nhiều mô hình tiết kiệm nước được áp dụng cho thu nhập cao trong mùa hạn mặn.

Hạn mặn gây thiệt hại lúa ở Kiên Giang: Nhân tai nối giáo cho thiên tai

LỤC TÙNG |

Chỉ trong 1 tuần lễ, diện tích lúa bị hạn mặn gây hại ở Kiên Giang đã tăng lên trên 1.500ha. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng nguyên nhân không chỉ đến từ sự khắc nghiệt của thiên tai... Hạn mặn cũng còn do người nuôi thủy sản bơm xả trực tiếp nước mặn trong quá trình nuôi ra các kênh nước ngọt và người trồng lúa dùng chính nguồn nước này để tưới lúa.

Nhộn nhịp khu “chợ nước” giữa vùng hạn mặn

SỞ HẠ - HỒNG LAN |

“Chợ nước” là cách gọi vui của bà con dọc tuyến sông Hòa Nghĩa (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để nói về các điểm bơm cấp nước ngọt miễn phí phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng hạn mặn đang vào giai đoạn gay gắt. Gọi là “chợ” nhưng không có cảnh bán – mua, chỉ có cảnh tấp nập những người chờ đến giờ để chở nước ngọt về nhà.

Quy hoạch xung quanh vịnh Cửa Lục: Không được động đến rừng ngập mặn

Nguyễn Hùng |

Thành phố (TP) Hạ Long mới, trên cơ sở sáp nhập TP.Hạ Long cũ và huyện Hoành Bồ, sẽ lấy vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối. Ngay từ thời điểm có thông tin hai địa phương này sáp nhập cho đến giờ, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản danh tiếng đã tìm về để tìm kiếm cơ hội đầu tư, khiến dư luận lo lắng về những cánh rừng ngập mặn tự nhiên tuyệt đẹp bảo vệ vịnh Cửa Lục có thể biến mất.

Giải pháp sống chung với hạn mặn: Phù hợp trước mắt nhưng không căn cơ!

Lê Thanh Nguyên |

Giải pháp sống chung với hạn mặn trong điều kiện như hiện nay là phù hợp, nhưng đó không phải là bước đi căn cơ nếu không tiến hành được cùng với giảm thiểu từ đầu tư cơ bản và phát huy thế mạnh tiềm tàng trong tự nhiên.

Cà Mau: Chưa công bố tình trạng thiên tai do hạn mặn và sụt lún

NHẬT HỒ |

Trước áp lực hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng sụt lún bất thường diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Cà Mau đã “cầu cứu” nhiều cơ quan chuyên môn cùng tìm giải pháp. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra cho vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn mặn năm này. Trong khi đó, mặc dù đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, nhưng tỉnh này vẫn không thể công bố tình trạng thiên tai…