Gian nan nghề làm mành trúc ở Củ Chi

úc uyên |

Sản phẩm mành trúc của huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) đã và đang khẳng định được vị thế của mình ở những thị trường lớn như Mỹ, Úc, Châu Âu và Nhật Bản, với sản lượng xuất khẩu gần một triệu USD/năm. Thế nhưng, hơn 10 năm nay nghề này vẫn chưa có người nối nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Bèn, chủ cơ sở mành trúc duy nhất còn hoạt động đến ngày nay tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi chia sẻ, nghề mành trúc đã trải qua hơn 30 năm thăng trầm. Khi mới bắt đầu sản xuất cho Liên Xô cũ, người thợ thủ công phải tự sáng tác đề tài chào khách hàng. Trước năm 1991, TP Hồ Chí Minh có khoảng 300 cơ sở sản xuất mành trúc với hơn 10.000 thợ thủ công. Từ sau năm 1991 Liên Xô không còn nhập khẩu, nghề mành trúc đã trải qua giai đoạn bỏ nghề rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất một cơ sở sản xuất của ông.

Trước kia thu nhập của người thợ mành trúc cao hơn công nhân lao động rất nhiều. Từ khi chuyển sang sản xuất cho các đối tác khác, nghề mành trúc có tiềm năng phát triển tốt hơn, nhưng với sự đòi hỏi khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa khiến cho thu nhập của những người thợ thủ công hơn 15 năm nay không cải thiện là bao.

Người thợ sơn lâu năm nhất tại cơ sở của ông Bèn là anh Diệp Thanh Văn, người gốc Củ Chi và đã có trên 30 năm làm nghề tâm sự, vấn đề hàng hóa xuất khẩu, ép giá, không trả đúng công sức người lao động làm ra sản phẩm là khó khăn không tránh khỏi.

Một tấm mành trúc được làm ra rất công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Khách hàng mua hàng với giá của một tấm mành treo cửa nhưng lại đòi hỏi họa tiết trên tấm mành đó là họa tiết của một bức tranh nghệ thuật. Điều nghịch lý đó đã khiến cho tấm mành chưa được bán với giá trị thật của nó, thu nhập của những người thợ thủ công cũng giảm đi phần nào.

Mành trúc đựơc chia là 3 loại: Loại bình dân có 90 dây, loại trung là 100 dây và hàng cao cấp là 125 dây, có giá dao động từ 150.000 – 300.000 đồng/chiếc.
Mành trúc đựơc chia là 3 loại: Loại bình dân có 90 dây, loại trung là 100 dây và hàng cao cấp là 125 dây, có giá dao động từ 150.000 – 300.000 đồng/chiếc.

Để cho ra được một tấm mành hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao đòi hỏi người thợ phải dồn hết tâm sức vào sản phẩm của mình. Cùng với đó là chất liệu làm nên tấm mành trúc cũng rất tỉ mỉ và kỳ công. Theo đó, để có một tấm mành trúc cần có một sợi dây dài 2m là sự kết nối của 32 ống trúc, một tấm mành có 100 dây là 3.200 ống. Hàng ngàn ống trúc sâu chuỗi, kết lại với nhau rồi gắn vào một cây trục gỗ. Khi nhìn một bức hình mẫu để vẽ lên một tờ giấy thì rất đơn giản. Nhưng khi vẽ lên trên tấm mành trúc giống như một màn hình tivi hiển thị ở độ phân giải rất thấp, thành ra người thợ phải biết lấy được những nét nào, phải bỏ đi những nét nào để bức tranh đó vẫn giữ cái hồn.

Chất liệu chính để làm ra tấm mành gồm ống trúc và sợi kẽm. Kẽm bên trong thật ra là sợi phôi thép bình thường nên rất dễ bị rỉ sét, đứt gãy... đã có nghiên cứu thay đổi như dùng inox, dùng những loại vật liệu khác thay thế nhưng chưa thành công.

Trở ngại lớn nhất không phải là người thợ không thể làm ra chất liệu tốt hơn, điều đáng nói ở đây là có làm ra được sản phẩm với chất liệu tốt hơn, độ bền cao hơn nhưng khách hàng không mua sản phẩm đó với giá cao thì không có lợi nhuận, điều này làm khó cho những người sản xuất.

Thêm vào đó, nghề mành trúc không có Hiệp hội thành ra mọi cải tiến đều do người thợ có nhiều kinh nghiệm tự nghiên cứu hoặc do khách hàng phản ánh, qua đó người thợ phải thay đổi để theo đúng nhu cầu của khách, không có bất kỳ đơn vị hay tổ chức nào hỗ trợ.

Với rất nhiều công đoạn như: Cắt trúc, phơi khô, quay ly tâm để cạo lớp vở bên ngoài giúp sơn bám tốt hơn, nối thành sợi, kết trụ, sơn họa tiết, sơn trụ, kiểm tra và thay thế những ống bị lỗi, đóng gói... tất cả đều đòi hỏi phải tỉ mỉ mới cho ra được một chiếc mành trúc đẹp.
Với rất nhiều công đoạn như: Cắt trúc, phơi khô, quay ly tâm để cạo lớp vở bên ngoài giúp sơn bám tốt hơn, nối thành sợi, kết trụ, sơn họa tiết, sơn trụ, kiểm tra và thay thế những ống bị lỗi, đóng gói... tất cả đều đòi hỏi phải tỉ mỉ mới cho ra được một chiếc mành trúc đẹp.

Hiện tại cơ sở của ông Bèn đang là cơ sở sản xuất mành trúc duy nhất của nước ta nên không có sự cạnh tranh về chất lượng hay giá thành sản phẩm với các cơ sở khác. Nhưng khách hàng lại là những người thẩm định sản phẩm rất khó tính.

Điều quan trọng nhất của một tấm mành là nước sơn phải luôn đảm bảo những tiêu chuẩn không gây độc hại. Theo định kỳ khách hàng sẽ gửi mẫu nước sơn qua Hồng Kông để làm bài kiểm tra 180 chất cấm, khi đảm bảo qua bài kiểm tra đó khách hàng tiếp tục nhập hàng, nếu vi phạm 1 trong 180 chất đó khách đơn phương chấm dứt hợp đồng và không có bồi thường. Chính vì vậy nguyên liệu sơn ở đây luôn đảm bảo về độ an toàn.

Những năm gần đây cơ sở của ông Bèn cho xuất khẩu trên 100.000 tấm mành trúc/năm, đạt khoảng một triệu USD. Hiện tại thị trường Mỹ chỉ chiếm 20%, nhưng đây đang là thị trường chủ yếu đặt hàng cao cấp và có tiềm năng phát triển nhất; thị trường Châu Âu chiếm tới 70% các đơn đặt hàng đều là những mặt hàng phổ thông, giá trị không lớn; 10% còn lại là thị trường Úc, Nhật Bản và một số nước khác.

Nghề làm mành trúc không quá vất vả và khắc nghiệt, mức thu nhập tại đây tính theo sản phẩm, trung bình một ngày thợ thủ công ở đây làm được 200.000 đồng, thợ lành nghề làm nhanh và làm những tác phẩm khó có thể thu nhập 400.000 đến 500.000 đồng/ngày. So với các ngành nghề chân tay khác thì mức thu nhập của nghề này không quá thấp, nhưng nó lại đòi hỏi sự tỉ mỉ cao và phải những ai thực sự yêu thích mới có thể gắn bó với nghề.

Nghề mành trúc đã vượt qua rất nhiều thử thách để có được sự phát triển như ngày hôm nay. Nhưng hiện giờ lại gặp phải một khó khăn rất lớn là không thu hút được lao động, đã hơn 10 năm nay không có một ai đến học nghề.

Ông Bèn chia sẻ: “Với mức thu nhập không hề rẻ, công việc ổn định, số lượng khách đặt hàng rất nhiều, nhưng đã hơn mười năm nay nghề này vẫn chưa có người nối nghiệp, nguy cơ nghề làm mành trúc bị lụi tàn là rất cao”.

úc uyên
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.