Giảm thêm phí, lệ phí để giúp doanh nghiệp phục hồi

Cao Nguyên |

Việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Ước tính số tiền giảm thu từ phí và lệ phí đợt này khoảng 1.000 tỉ đồng. Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng, khi doanh nghiệp đang “đói vốn”, thậm chí khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh thì việc giảm một số loại phí, thuế là điều đáng mừng. Tuy nhiên, thực tế còn các quy định về thủ tục vẫn cứng nhắc, gây tốn hao nhiều chi phí khác hơn cho doanh nghiệp.

Giảm khoảng 1.000 tỉ đồng phí, lệ phí

Bộ Tài chính cho biết, nhằm hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thực hiện quy định của pháp luật phí, lệ phí, ngay trong năm 2020 bộ đã tích cực, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành 21 Thông tư điều chỉnh giảm 29 khoản phí, lệ phí.

Trong đó, có nhiều mức phí, lệ phí giảm cao như giảm 70% các mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức thu phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50 - 70% mức thu phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán... Các thông tư giảm phí, lệ phí có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến hết ngày 31.12.2020.

Cuối năm 2020, dịch COVID-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần thời gian để phục hồi và phát triển, do đó Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục rà soát để giảm phí, lệ phí năm 2021. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng và ban hành Thông tư số 112/2020/TT-BTC quy định kéo dài thời gian giảm 29 khoản phí, lệ phí (đã giảm năm 2020 nêu trên) đến hết ngày 30.6.2021. Số giảm thu từ phí, lệ phí này là khoảng 1.000 tỉ đồng.

Trên thực tế, tình hình dịch COVID-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Nhiều ngành, lĩnh vực trong nước gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải...

Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 5377/BTC-CST xin ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan về kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã được quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC đến hết ngày 31.12.2021.

Một số ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, giảm thu phí, lệ phí là tốt nhưng có một số loại phí cần phải xem xét lại. Cụ thể, việc thu phí đường bộ hiện nay đang tồn tại tình trạng phí chồng phí. Các trạm thu phí trên các tuyến đường bộ hiện khá dày đặc và doanh nghiệp đã phải đóng phí khá nhiều, nên vẫn còn duy trì phí sử dụng đường bộ là chưa hợp lý.

Vẫn nhiều thủ tục cứng cần loại bỏ

Trong báo cáo được công bố vào tháng 3.2021 về tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) thực hiện cho thấy, các khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân trong đại dịch xếp theo tỉ lệ chịu ảnh hưởng lần lượt là tiếp cận khách hàng (50%), dòng tiền (46%), lao động (38%) và chuỗi cung ứng (33%). Còn dịch bệnh đã gây ra những xáo trộn nhiều nhất đối với doanh nghiệp FDI là về tiếp cận khách hàng (63%), dòng tiền (42%), chuỗi cung ứng (41%) và lao động (34%).

Chia sẻ với Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Cao cấp Học viện Hành chính - cho rằng, việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã góp phần tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp vực dậy sản xuất và tiêu dùng, đóng góp tích cực trong việc phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI - cũng thừa nhận, việc giảm các loại phí, lệ phí trong thời gian qua có tác động khá tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt giảm mạnh các phí liên quan thành lập, công bố thông tin doanh nghiệp, thẩm định sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động…

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, giảm phí thôi chưa hẳn giải quyết khó khăn khi các quy định về thủ tục vẫn cứng nhắc, gây tốn hao nhiều chi phí khác hơn cho doanh nghiệp. Một mặt hàng vẫn qua 2 - 3 lần kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, giảm phí kiểm tra lô hàng nhập khẩu, nhưng lô bột mì phải có 3 tờ giấy trên, hay sữa bột phải có giấy kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Như vậy, cùng một sản phẩm, cùng một mục đích nhưng doanh nghiệp phải trả chi phí kiểm tra xét nghiệm 2 - 3 nơi là gây khó cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính) cho rằng, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn cũng như để có thể hoàn thành các mục tiêu tài chính - ngân sách đã đặt ra, cần hướng tới một số trọng tâm vào các biện pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Chính phủ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

“Các bộ, ngành cần tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Tài chính để có thêm các chính sách miễn giảm thuế, phí và lệ phí nhiều hơn nữa đặc biệt là cho khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu, bởi hiện nền kinh tế của chúng ta đang dựa đáng kể vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài”- ông Long nói thêm.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giảm nhiều loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

CAO NGUYÊN |

Ngày 27.5, thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ này vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Đề xuất giảm lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp đến hết năm 2021

Minh Hương |

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư đề xuất tiếp tục giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí, trong đó có việc giảm lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp đến hết 2021.

Từ tháng 7.2021: 29 khoản phí, lệ phí được thu như thời điểm chưa có dịch

Tú Quỳnh |

Kể từ ngày 1.7.2021 trở đi, mức thu 29 khoản phí, lệ phí sẽ được quay trở lại áp dụng như thời điểm chưa có dịch.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Giảm nhiều loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

CAO NGUYÊN |

Ngày 27.5, thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ này vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Đề xuất giảm lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp đến hết năm 2021

Minh Hương |

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư đề xuất tiếp tục giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí, trong đó có việc giảm lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp đến hết 2021.

Từ tháng 7.2021: 29 khoản phí, lệ phí được thu như thời điểm chưa có dịch

Tú Quỳnh |

Kể từ ngày 1.7.2021 trở đi, mức thu 29 khoản phí, lệ phí sẽ được quay trở lại áp dụng như thời điểm chưa có dịch.