DỰ ÁN CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH GIAI ĐOẠN 1:

Giám sát chặt, không để “đội vốn”

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm qua (24.10), Quốc hội thảo luận tại Tổ về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Về việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái quan tâm đặc biệt tới khâu giám sát, ông cho rằng “có thể thuê giám sát nước ngoài để loại trừ hết tất cả các mối quan hệ có thể tác động đến việc tổ chức thi công dự án”.

Thuê giám sát ngoại để tránh “tác động”

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: Chính phủ trình và kiến nghị Quốc hội điều chỉnh diện tích đất giai đoạn 1 từ 1.165ha lên 1.810ha. Điều chỉnh 1.050ha đất dành cho quốc phòng thành 570ha đất dùng riêng cho quốc phòng và 480ha để đất xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung cho nhiệm vụ quốc phòng và dân dụng, và chấp thuận chủ trương bổ sung thu hồi 136ha đất để thực hiện 2 tuyến giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Dự án giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 111.689 tỉ đồng, tương đương 4,779 tỉ USD. Nếu được Quốc hội thông qua, chậm nhất đến năm 2025 sẽ đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 25 triệu hành khách/năm.

Trong phiên thảo luận tại Tổ chiều cùng ngày, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho rằng, đây là dự án trọng điểm quốc gia, có liên quan đến an ninh, quốc phòng nên giao cho các doanh nghiệp Nhà nước có chức năng quản lý, đủ thẩm quyền thực hiện sẽ thấy yên tâm. Tuy nhiên, công tác giám sát, quản lý phải hết sức chặt chẽ ngay từ giai đoạn thiết kế, giao thầu đến thi công… “Kinh nghiệm và qua thực tế thấy, nếu chúng ta không quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của dự án thì khi xảy ra những vụ việc xử lý hậu quả sẽ khó lường” - ông Khái nói.

Ông Khái đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết sức quan tâm đến công tác kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện, đặc biệt là khâu giám sát. “Có thể thuê giám sát nước ngoài để loại trừ hết tất cả các mối quan hệ có thể tác động đến việc tổ chức thi công dự án” - ông Khái cho hay. Cũng theo vị lãnh đạo này, nếu kiểm tra, kiểm soát chấn chỉnh kịp thời thì khắc phục những hậu quả, sai sót, hạn chế nếu có sẽ dễ hơn, vừa không mất tiền của Nhà nước, của xã hội, vừa không phải xử lý mất cán bộ.

Lo nợ xấu khi bảo lãnh cho ACV vay tiền

Thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến Dự án sân bay Long Thành, đại biểu Phạm Phú Quốc (Đoàn TPHCM) bày tỏ băn khoăn về phương án tài chính trong báo cáo của Chính phủ đặt ra. Cụ thể, Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết vốn dự có là 1,57 tỉ USD (chiếm khoảng 37%), còn lại là đi vay. Chính phủ phải bảo lãnh cho doanh nghiệp này vay gần 2,6 tỉ USD. Ông Quốc lo lắng việc Chính phủ bảo lãnh cho ACV vay lượng lớn tiền như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nợ công. “Dòng tiền mà ACV báo cáo cần có phân tích, chứng minh rõ. Nói là có 37% vốn nhưng khi đi vay thêm có thể dẫn tới nợ xấu và ảnh hưởng đến trần nợ công. Cần làm rõ con số này thì trình ra Quốc hội mới thuyết phục”, ông Quốc kiến nghị.

Khi thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng lo rằng nếu giao cho ACV làm sân bay Long Thành, có thể làm tăng nợ công và bản thân doanh nghiệp này sẽ khó xoay sở được nguồn vốn.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) và nhiều đại biểu khác thì lo lắng về tiến độ của dự án. Bởi muốn triển khai dự án ngay vào năm sau thì phải có đất sạch, trong khi tiến độ giải phóng mặt bằng đang rất chậm. Đến tháng 8, việc đền bù giải phóng mới giải ngân được 232 tỉ đồng, trong tổng số 11.400 tỉ đồng (giai đoạn 2018-2019). Theo báo cáo, nếu nỗ lực hết 2019, sẽ thực hiện giải ngân được thêm 176 tỉ đồng, như vậy mới đạt khoảng 15%.

Đại biểu Võ Văn Thưởng (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) cho rằng: Tôi thấy xung quanh Dự án sân bay Long Thành có một số vấn đề cần làm rõ trong báo cáo tiền khả thi của Bộ trưởng Bộ Giao thông. Thứ nhất, diện tích đất tăng thêm, chúng ta tính vào dự án giải phóng mặt bằng hay tính vào giai đoạn 1 của dự án sân bay. Bài toán này nếu giải quyết không kỹ thì trong tổ chức thực hiện ra rất khó.

Thứ hai, kết nối giao thông giữa sân bay Long Thành như báo cáo thẩm tra đặt ra rất đúng. Bởi vì QL51 bây giờ quá tải, những dự án đường sắt đô thị nêu ra đến năm 2040 mới có khả năng xây. Như vậy, giai đoạn 1 đến năm 2030 kết nối như thế nào, vấn đề này cần phải tính toán kỹ. Ngay cả đường cao tốc từ TPHCM - Long Thành hiện nay đã quá tải. Vào thứ bảy, chủ nhật gần như đường cao tốc lại bị kẹt xe, thành thấp tốc mà kết nối này không có lưu ý, giải pháp cụ thể để giải quyết cũng sẽ rất khó trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ ba, cần làm rõ, cần làm cơ chế giao đất đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án thuộc hạng mục 4 mà trong báo cáo tiền khả thi có nói là các dự án hợp tác đầu tư hoặc khai thác... Tôi thấy cái này cần cân nhắc bởi nó liên quan đến việc thu hồi đất của dân và sau này được giao cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án như thế nào.

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

3 vấn đề cần làm rõ của dự án sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 24.10, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) do Chính phủ trình. Góp ý tại tổ, Đại biểu Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai - nêu một số vấn đề cần làm rõ liên quan đến dự án này.

Đánh giá tác động khoản vay gần 2,6 tỉ USD làm sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Việc Chính phủ bảo lãnh cho ACV vay hàng tỉ USD đầu tư, khai thác Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng như tiến độ của dự án là các vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Xây sân bay Long Thành: Nguồn vốn hơn 100.000 tỉ đồng được lấy từ đâu?

Huân Cao |

Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư lên đến cả trăm nghìn tỉ đồng. Để có được nguồn vốn khổng lồ này, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đưa ra ba phương án huy động vốn là vay ODA, giao ACV đầu tư hoặc hợp đồng BOT.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

3 vấn đề cần làm rõ của dự án sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 24.10, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) do Chính phủ trình. Góp ý tại tổ, Đại biểu Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai - nêu một số vấn đề cần làm rõ liên quan đến dự án này.

Đánh giá tác động khoản vay gần 2,6 tỉ USD làm sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Việc Chính phủ bảo lãnh cho ACV vay hàng tỉ USD đầu tư, khai thác Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng như tiến độ của dự án là các vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Xây sân bay Long Thành: Nguồn vốn hơn 100.000 tỉ đồng được lấy từ đâu?

Huân Cao |

Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư lên đến cả trăm nghìn tỉ đồng. Để có được nguồn vốn khổng lồ này, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đưa ra ba phương án huy động vốn là vay ODA, giao ACV đầu tư hoặc hợp đồng BOT.