Giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đặt mục tiêu đến năm 2025 giữ diện tích trồng lúa khoảng 3,6-3,7 triệu hecta, nhưng đến năm 2030 giảm còn 3,5 triệu hecta. Điều đáng nói là giảm lượng lúa từ 43 triệu tấn xuống 35 triệu tấn/năm, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực.

Bỏ trồng lúa trên đất xấu

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NNPTNT), vụ Đông Xuân 2020-2021, toàn vùng ĐBSCL xuống giống hơn 1,51 triệu hecta lúa, giảm khoảng 30.000 hecta. Năng suất ước đạt 7,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt 10.713.000 tấn, tăng 144.000 tấn.

"Hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL trong 2 năm qua rất gay gắt, người dân chuyển trồng lúa sang trồng các loại rau màu, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn" - ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho hay.

Tổng cục Thống kê cũng đưa ra số liệu: Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2020 tại vùng ĐBSCL ước tính đạt 724.000 hecta, giảm 0,2 nghìn hecta so với vụ thu đông năm trước. Một số tỉnh có diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm so với năm trước do chuyển sang trồng cây ăn quả như Tiền Giang giảm 24,3 nghìn hecta; Bến Tre giảm 14,5 nghìn hecta; Trà Vinh giảm 10,1 nghìn hecta. Trong vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua, các tỉnh Tiền Giang giảm 6.000 hecta, Trà Vinh giảm 2.000 hecta, Vĩnh Long giảm 5.000 hecta, Kiên Giang giảm 5.000 hecta, Sóc Trăng giảm 8.000 hecta...

Tại tỉnh Bến Tre, do phải đương đầu với tình trạng xâm nhập mặn gay gắt trong 2 năm gần đây, nên nhiều hộ dân cũng đã chuyển đổi trồng lúa sang các loại cây trồng khác chịu mặn tốt hơn, nhu cầu tưới thấp hơn nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre, diện tích gieo sạ của vụ hè thu năm 2020 đã giảm khoảng 1.000 hecta so với kế hoạch và giảm trên 2.000 hecta so với năm trước. Phần lớn diện tích lúa nhiễm mặn, chi phí cao đã được chuyển đổi sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Ông Lưu Hữu Huỳnh, một nông dân ngụ tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết: Nếu chỉ trồng lúa trên diện tích đất tương đương, trừ mọi chi phí thu về lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/năm. Nhưng nếu chuyển sang trồng cỏ nuôi trâu, bò, dê, thì lợi nhuận mang về tăng gấp 3 lần.

Nhiều địa phương tại ĐBSCL cũng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích nghi với biến đổi khí hậu.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - cho biết: Năm 2020 ĐBSCL đã chuyển đổi 67.960ha đất lúa sang các mục đích khác. Trong đó, có chuyển sang trồng 54.213ha cây hằng năm; 12.736ha cây lâu năm; 1.011ha thủy sản.

Năm 2021, tỉnh Trà Vinh đề ra chỉ tiêu hỗ trợ, khuyến khích nông dân tiếp tục chuyển đổi 1.550ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nâng tổng diện tích cây màu và cây trồng khác hằng năm đạt hơn 51.600ha.

Tại miền Trung, nông dân Bình Định đã tích cực chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vụ đông xuân vừa qua, tỉnh đã chuyển đổi gần 850ha cây trồng cạn trên đất lúa, chủ yếu là ngô, lạc, rau, ớt, cỏ chăn nuôi. Dự kiến, vụ hè thu năm 2021, tỉnh Bình Định sẽ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa với gần 4.500ha.

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 45.000ha đất trồng lúa, trồng mía, trồng sắn... kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 3-4 lần.

Tại Hà Nội, thống kê của Sở NNPTNT cho thấy, chỉ trong vòng 4 năm qua đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 7.762ha đất lúa sang trồng cây rau màu, cây ăn quả cho giá trị cao gấp 5-6 lần, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đạt từ 330 triệu đồng đến 1,2 tỉ đồng/ha/năm. Đời sống của người trồng lúa tại các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ… thay đổi rõ rệt từ sau khi bỏ trồng lúa sang trồng hoa và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Thạc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) - cho biết, trong 4 năm qua, huyện Đan Phượng đã đổi 429ha đất lúa sang trồng các loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn như: Hoa tươi các loại, cây cảnh, cây dược liệu, cây ăn trái… cho thu nhập cao gấp 5-7 lần so với trồng lúa.

Trong gần 5 năm qua, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cũng chuyển đổi được trên 1.000ha đất lúa trũng kém hiệu quả để xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung mang lại thu nhập cao gấp 5-6 lần so với trồng lúa.

Từ năm 2017 đến nay, Quảng Ninh đã thực hiện chuyển đổi trên 3.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác cho chất lượng và giá trị cao hơn. Trong đó, có một số địa phương có diện tích chuyển đổi lớn, như: Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên… tăng thu nhập lên gấp nhiều lần...

Giảm trồng lúa vẫn đảm bảo an ninh lương thực

Theo các chuyên gia nông nghiệp, lâu nay người ta vẫn hiểu phạm trù an ninh lương thực rất hạn hẹp, chủ yếu là khả năng tự cung tự cấp, phụ thuộc vào sản lượng lúa gạo sản xuất được hằng năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), an ninh lương thực bao gồm cả năng lực tự cung tự cấp và năng lực, tiềm lực kinh tế có thể mua để dự trữ. Với căn cứ đó của FAO và dựa vào năng lực sản xuất lúa gạo hiện nay, Việt Nam có thể tự tin về tiềm lực lúa gạo dự trữ.

Theo Nghị quyết 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 vừa được Chính phủ ban hành, an ninh lương thực là phải bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam. Đặc biệt, đảm bảo an ninh lương thực là bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỉ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

* Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 34 của Chính phủ là sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu; phát triển rau đậu các loại với diện tích 1,2 - 1,3 triệu hecta và sản lượng 23-24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1,3 - 1,4 triệu hecta và sản lượng 16-17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6-6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỉ quả; sản lượng thủy sản 9-10 triệu tấn...

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo bền vững

Vũ Long |

Lúa gạo có vai trò nòng cốt cho an ninh lương thực, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo phát triển theo hướng bền vững, giá trị cao.

"Bóng ma" COVID-19 và cảnh báo an ninh lương thực toàn cầu

Hương Nguyễn (lược dịch) |

COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa đến tính mạng và sinh kế của hàng triệu người dân. COVID-19 đã làm cho người đói càng đói và người nghèo càng nghèo hơn. Vậy chúng ta đã học được những bài học gì và triển vọng an ninh lương thực của thế giới?

An ninh lương thực Việt Nam trước bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát

Hương Nguyễn |

Trong kịch bản xấu nhất khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia nông nghiệp nói gì về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam?

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo bền vững

Vũ Long |

Lúa gạo có vai trò nòng cốt cho an ninh lương thực, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo phát triển theo hướng bền vững, giá trị cao.

"Bóng ma" COVID-19 và cảnh báo an ninh lương thực toàn cầu

Hương Nguyễn (lược dịch) |

COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa đến tính mạng và sinh kế của hàng triệu người dân. COVID-19 đã làm cho người đói càng đói và người nghèo càng nghèo hơn. Vậy chúng ta đã học được những bài học gì và triển vọng an ninh lương thực của thế giới?

An ninh lương thực Việt Nam trước bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát

Hương Nguyễn |

Trong kịch bản xấu nhất khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia nông nghiệp nói gì về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam?