Giảm diện tích, đẩy mạnh tái cơ cấu vùng trồng lúa

Vũ Long |

Việt Nam đang thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành lúa gạo, giảm diện tích nhưng đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tái cơ cấu ngành lúa gạo, Việt Nam sẽ giảm diện tích trồng lúa từ 3,7 triệu hecta hiện nay xuống còn 3,5 triệu hecta vào năm 2030. Sản xuất lúa gạo tại từng vùng sẽ được định hướng lại.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vẫn được xác định là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Đây là vùng có lợi thế trong sản xuất lúa, đóng góp trên 50% sản lượng lúa cả nước và có khối lượng lúa dư thừa lớn để cung cấp cho thị trường ngoài vùng và 90% lượng gạo xuất khẩu.

Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề nhất. Trong đó, xâm nhập mặn và hạn gia tăng, đồng thời, với sự thiếu hụt nguồn nước ngọt từ sông Cửu Long do việc xây dựng thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mê Kông. Ngoài ra, hiệu quả chuỗi giá trị ngành lúa gạo lúa thấp là một trở ngại cho sự phát triển bền vững của vùng lúa trọng điểm của cả nước.

Vì vậy, từ nay đến năm 2030, định hướng tái cơ cấu sản xuất lúa ở ĐBSCL là thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao giá trị và hiệu quả thông qua nâng cao chất lượng lúa gạo; mở rộng liên kết sản xuất - tiêu thụ; chuyển đổi đất lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản và tăng diện tích lúa luân canh với thủy sản (tôm - lúa, lúa - cá) hoặc rau, màu.

Đồng bằng sông Hồng

Bộ NNPTNT xác định, Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa phía Bắc, hướng đến thị trường nội địa, với xu thế tiêu dùng gạo đặc sản, gạo chất lượng cao gia tăng. Tuy nhiên, sản xuất lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung ở Đồng bằng sông Hồng có hạn chế lớn là mức độ cơ giới hóa thấp, năng suất lao động thấp.

Ngành lúa gạo sẽ được tái cơ cấu theo hướng bền vững. Ảnh: Vũ Long
Sản xuất lúa gạo được tái cơ cấu theo hướng bền vững. Ảnh: Vũ Long

Do đó, Đồng bằng sông Hồng tái cơ cấu lại theo hướng sản xuất lúa chất lượng cao theo thị hiếu tiêu dùng trong vùng, đặc biệt là các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Cần quy hoạch các vùng sản xuất lúa đặc sản địa phương, lúa nếp, lúa japonica...

Vùng Đồng bằng ven biển miền Trung

Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ bị ảnh hưởng lớn của thiên tai, bão lũ. Vùng Đồng bằng ven biển miền Trung đang được chuyển đổi diện tích lúa ở các nơi khó khăn về nguồn nước, sản xuất bấp bênh sang cây trồng khác ngô, đậu, mè, cỏ chăn nuôi...

Ngoài việc nâng cao năng suất lúa vùng có tưới, sử dụng giống lúa có chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng địa phương, giống phục vụ nhu cầu chế biến, ở một số địa bàn có thể sản xuất lúa đặc sản phục vụ cho khách du lịch.

Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên

Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên cần tập trung thâm canh tăng năng suất lúa ở nơi có điều kiện nước tưới, phát triển lúa đặc sản, lúa nếp, lúa japonica và tăng tính đa dạng sản xuất nông nghiệp của từng địa phương để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.

Đồng thời, hai vùng này cần gìn giữ các di sản vùng lúa như ruộng bậc thang, vùng lúa đặc sản địa phương… gắn với phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Năm 2021: Tập trung tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

Phong Nguyễn |

Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) đã “lội ngược dòng” mang về giá trị kim ngạch xuất khẩu 41,25 tỉ USD. Năm 2021, mặc dù thách thức còn nhiều nhưng ngành NNPTNT quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước.

Đường sắt trước nguy cơ mất trắng vốn chủ sở hữu: Áp lực tái cơ cấu, cắt giảm chi phí đè nặng

Đặng Tiến |

Việc ngành Đường sắt đang đứng trước nguy cơ mất trắng 3.200 tỉ đồng vốn chủ sở hữu tại các công ty cổ phần vận tải đặt ra bài toán cần sớm có các chính sách hỗ trợ cũng như triển khai ngay các giải pháp tái cơ cấu, cắt giảm chi phí.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Năm 2021: Tập trung tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

Phong Nguyễn |

Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) đã “lội ngược dòng” mang về giá trị kim ngạch xuất khẩu 41,25 tỉ USD. Năm 2021, mặc dù thách thức còn nhiều nhưng ngành NNPTNT quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước.

Đường sắt trước nguy cơ mất trắng vốn chủ sở hữu: Áp lực tái cơ cấu, cắt giảm chi phí đè nặng

Đặng Tiến |

Việc ngành Đường sắt đang đứng trước nguy cơ mất trắng 3.200 tỉ đồng vốn chủ sở hữu tại các công ty cổ phần vận tải đặt ra bài toán cần sớm có các chính sách hỗ trợ cũng như triển khai ngay các giải pháp tái cơ cấu, cắt giảm chi phí.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.